Theo báo QĐND, ngay sau khi lễ khai mạc hội thao Army Games 2020 diễn ra (ngày 23/8), tại thao trường Pesochnoe (thành phố Kostroma, Liên bang Nga) đã diễn ra phần thi "Môi trường an toàn" dành cho lực lượng phòng chống hóa học Quân đội các nước. Tham gia phần thi này lần đầu tiên, đội tuyển Binh chủng Hóa học Việt Nam trang bị nhiều loại khí tài lần đầu tiên được "dùng thử", đặc biệt là xe thiết giáp chở quân hiện đại BTR-80 (trong nước ta chỉ có tới loại BTR-60PB) - Ảnh: QĐNDViệc lần đầu tiếp xúc với dòng xe thiết giáp mới tạo ra một thách thức lớn với bộ đội Hóa học Việt Nam khi chúng ta chỉ có khoảng 1 tuần làm quen với dòng xe mới để tham gia vào các bài thi rất phức tạp. Theo quy chế, 2 kíp xe sử dụng xe BTR-80 đua tài trên 2,5 vòng thao trường với tổng độ dài 5.500m, trên các vòng đua bố trí rất nhiều vật cản và các nội dung chuyên ngành phòng hóa như trinh sát, dò tìm nguồn phóng xạ, tiêu tẩy. Sau khi hoàn thành các thử thách trên BTR-80, toàn kíp xe sẽ bị vắt kiệt thể lực trong bãi vật cản thể lực dài 550m, trong đó có nhiều vật cản khó và mang tính rủi ro cao như đi trên dây cáp vượt sông và cầu thăng bằng - Ảnh: Vitaly-KuzminThật vậy, trận thi đầu tiên của đội tuyển Hóa học không những gặp thách thức về trang bị mà còn phải chịu thiệt vì khí tài. Dù đã được lựa ra 2 trong 3 chiếc xe trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, ở vòng đua thứ 2 cùng đội tuyển Trung Quốc, chiếc xe thiết giáp BTR-80 của đội Việt Nam bị cháy động cơ dù ta đang có thuận lợi khi bám đuổi đội bạn sát nút - Ảnh: QĐNDỞ lượt thi sau, kíp xe của Đội tuyển Hóa học QĐND Việt Nam tiếp tục không gặp may mắn khi chiếc xe có tình trạng kỹ thuật tốt nhất của đội gặp sự cố ngay ở vạch xuất phát, không thể khởi động. Sự lựa chọn duy nhất cho đội tuyển vào thời điểm này là tiếp tục sử dụng xe dự phòng để thực hiện bài thi. Như vậy, trong cả 2 lượt thi của cả 2 kíp xe, đội tuyển Hóa học đều không gặp may mắn và phải sử dụng sự lựa chọn không tối ưu để thi đấu. Kết thúc ngày thi đầu tiên, Đội tuyển có kết quả thi đấu không được như kỳ vọng. Nước chủ nhà LB Nga và đội tuyển Belarus lần lượt xếp thứ 1 và 2 - Ảnh: QĐNDNói thêm về BTR-80, đây là dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nga hiện nay dù cho Moscow đã có thêm các lựa chọn mới như BTR-82A hay Boomerang. Dòng xe này là sự phát triển cao hơn và là kế thừa từ thế hệ BTR-60PB (Việt Nam đang sử dụng) và BTR-70, chúng khắc phục các nhược điểm và cải tiến tốt hơn nữa về giáp, tính cơ động - Ảnh: WikipediaRa đời dưới thời Liên Xô, ước tính 5.000 chiếc BTR-80 được chế tạo từ năm 1984 tới tận ngày nay với vô số các phiên bản dùng cho mục đích không chỉ chở quân mà còn trinh sát, cứu hộ, chỉ huy chiến trường.. - Ảnh: Vitaly KuzminVề thiết kế chở quân, dòng BTR-80 khắc phục hoàn toàn nhược điểm đổ quân mà BTR-60PB (đổ bộ từ nóc xe không được che chắn tốt) hay BTR-70 (thiết kế cửa đổ bộ hông quá nhỏ) - Ảnh: WikipediaPhân đội bộ binh kèm xe có thể rời xe dễ dàng ngay cả khi xe đang chạy nhờ thiết kế cửa hông kiểu vỏ sò lớn mở ngược lên trên (phần dưới mở ra tạo thành bậc lên xuống) - Ảnh: WikipediaKíp lái của chiếc xe gồm 3 người và chở thêm được 7 lính trong xe và "vô tội vạ" trên nóc xe khi cần thiết - Ảnh: Cận cảnh cabin đơn giản của BTR-80 - Ảnh: WikipediaBTR-80 trang bị động cơ diesel KamAZ-7403 260 mã lực, tăng áp V-8, làm lạnh bằng nước, đây là một sự cải tiến về động cơ so với các động cơ xăng dùng cho BTR-60 và BTR-70. Xe đạt tốc độ tối đa 80-90km/h, có thể leo dốc tới 60% và vượt chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,5 m - Ảnh: WikipediaKhả năng bơi của BTR-80 “miễn bàn” – tốc độ hơn 10km/h, thân kín nước, có thể bơi trên biển, bơi từ các tàu đổ bộ vào bờ biển - Ảnh: WikipediaThực tế chiến đấu đã chứng minh BTR-80 hoạt động cực kỳ hiệu quả trong vùng địa hình đồi núi gập ghềnh, cung cấp hỏa lực hỗ trợ đáng kể cho phân đội bộ binh mang vũ khí nhẹ chuyên chở trong xe. Với ụ súng máy 14,5mm KPVT trên tháp pháo có góc tà đạt tới 60 độ và kính ngắm quang học 1PZ-2 kiểu mới, xe có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu trên không - Ảnh: Vitaly-Kuzmin Video Trận thi đấu quả cảm của Đội tuyển Hoá học Quân đội nhân dân Việt Nam - Nguồn: QĐND Online
Theo báo QĐND, ngay sau khi lễ khai mạc hội thao Army Games 2020 diễn ra (ngày 23/8), tại thao trường Pesochnoe (thành phố Kostroma, Liên bang Nga) đã diễn ra phần thi "Môi trường an toàn" dành cho lực lượng phòng chống hóa học Quân đội các nước. Tham gia phần thi này lần đầu tiên, đội tuyển Binh chủng Hóa học Việt Nam trang bị nhiều loại khí tài lần đầu tiên được "dùng thử", đặc biệt là xe thiết giáp chở quân hiện đại BTR-80 (trong nước ta chỉ có tới loại BTR-60PB) - Ảnh: QĐND
Việc lần đầu tiếp xúc với dòng xe thiết giáp mới tạo ra một thách thức lớn với bộ đội Hóa học Việt Nam khi chúng ta chỉ có khoảng 1 tuần làm quen với dòng xe mới để tham gia vào các bài thi rất phức tạp. Theo quy chế, 2 kíp xe sử dụng xe BTR-80 đua tài trên 2,5 vòng thao trường với tổng độ dài 5.500m, trên các vòng đua bố trí rất nhiều vật cản và các nội dung chuyên ngành phòng hóa như trinh sát, dò tìm nguồn phóng xạ, tiêu tẩy. Sau khi hoàn thành các thử thách trên BTR-80, toàn kíp xe sẽ bị vắt kiệt thể lực trong bãi vật cản thể lực dài 550m, trong đó có nhiều vật cản khó và mang tính rủi ro cao như đi trên dây cáp vượt sông và cầu thăng bằng - Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Thật vậy, trận thi đầu tiên của đội tuyển Hóa học không những gặp thách thức về trang bị mà còn phải chịu thiệt vì khí tài. Dù đã được lựa ra 2 trong 3 chiếc xe trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, ở vòng đua thứ 2 cùng đội tuyển Trung Quốc, chiếc xe thiết giáp BTR-80 của đội Việt Nam bị cháy động cơ dù ta đang có thuận lợi khi bám đuổi đội bạn sát nút - Ảnh: QĐND
Ở lượt thi sau, kíp xe của Đội tuyển Hóa học QĐND Việt Nam tiếp tục không gặp may mắn khi chiếc xe có tình trạng kỹ thuật tốt nhất của đội gặp sự cố ngay ở vạch xuất phát, không thể khởi động. Sự lựa chọn duy nhất cho đội tuyển vào thời điểm này là tiếp tục sử dụng xe dự phòng để thực hiện bài thi. Như vậy, trong cả 2 lượt thi của cả 2 kíp xe, đội tuyển Hóa học đều không gặp may mắn và phải sử dụng sự lựa chọn không tối ưu để thi đấu. Kết thúc ngày thi đầu tiên, Đội tuyển có kết quả thi đấu không được như kỳ vọng. Nước chủ nhà LB Nga và đội tuyển Belarus lần lượt xếp thứ 1 và 2 - Ảnh: QĐND
Nói thêm về BTR-80, đây là dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nga hiện nay dù cho Moscow đã có thêm các lựa chọn mới như BTR-82A hay Boomerang. Dòng xe này là sự phát triển cao hơn và là kế thừa từ thế hệ BTR-60PB (Việt Nam đang sử dụng) và BTR-70, chúng khắc phục các nhược điểm và cải tiến tốt hơn nữa về giáp, tính cơ động - Ảnh: Wikipedia
Ra đời dưới thời Liên Xô, ước tính 5.000 chiếc BTR-80 được chế tạo từ năm 1984 tới tận ngày nay với vô số các phiên bản dùng cho mục đích không chỉ chở quân mà còn trinh sát, cứu hộ, chỉ huy chiến trường.. - Ảnh: Vitaly Kuzmin
Về thiết kế chở quân, dòng BTR-80 khắc phục hoàn toàn nhược điểm đổ quân mà BTR-60PB (đổ bộ từ nóc xe không được che chắn tốt) hay BTR-70 (thiết kế cửa đổ bộ hông quá nhỏ) - Ảnh: Wikipedia
Phân đội bộ binh kèm xe có thể rời xe dễ dàng ngay cả khi xe đang chạy nhờ thiết kế cửa hông kiểu vỏ sò lớn mở ngược lên trên (phần dưới mở ra tạo thành bậc lên xuống) - Ảnh: Wikipedia
Kíp lái của chiếc xe gồm 3 người và chở thêm được 7 lính trong xe và "vô tội vạ" trên nóc xe khi cần thiết - Ảnh: Cận cảnh cabin đơn giản của BTR-80 - Ảnh: Wikipedia
BTR-80 trang bị động cơ diesel KamAZ-7403 260 mã lực, tăng áp V-8, làm lạnh bằng nước, đây là một sự cải tiến về động cơ so với các động cơ xăng dùng cho BTR-60 và BTR-70. Xe đạt tốc độ tối đa 80-90km/h, có thể leo dốc tới 60% và vượt chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,5 m - Ảnh: Wikipedia
Khả năng bơi của BTR-80 “miễn bàn” – tốc độ hơn 10km/h, thân kín nước, có thể bơi trên biển, bơi từ các tàu đổ bộ vào bờ biển - Ảnh: Wikipedia
Thực tế chiến đấu đã chứng minh BTR-80 hoạt động cực kỳ hiệu quả trong vùng địa hình đồi núi gập ghềnh, cung cấp hỏa lực hỗ trợ đáng kể cho phân đội bộ binh mang vũ khí nhẹ chuyên chở trong xe. Với ụ súng máy 14,5mm KPVT trên tháp pháo có góc tà đạt tới 60 độ và kính ngắm quang học 1PZ-2 kiểu mới, xe có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu trên không - Ảnh: Vitaly-Kuzmin
Video Trận thi đấu quả cảm của Đội tuyển Hoá học Quân đội nhân dân Việt Nam - Nguồn: QĐND Online