Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài pháo phòng không xe kéo, Việt Nam còn nhận được các hệ thống phòng không tự hành có tính cơ động cao, có thể đi kèm đội hình thiết giáp hành quân, chống máy bay địch. Một trong những hệ thống phòng không tự hành đầu tiên mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô là kiểu AM. Ảnh: Pháo phòng không tự hành AM trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.Pháo phòng không AM được phát triển trên cơ sở khung gầm xe thiết giáp chở quân BTR-40 do Liên Xô sản xuất từ năm 1950. Đây là một trong những loại xe thiết giáp chở quân bánh lốp đầu tiên được Liên Xô chế tạo hàng loạt sau CTTG 2, nó nặng 5,3 tấn, bọc giáp dày 6-8m, chở được 6-8 binh sĩ.AM được trang bị hệ thống súng phòng không đa năng ZPTU-2 hai nòng cỡ 14,5mm được phát triển trên cơ sở đại liên hạng nặng KPV 14,5mm. Trong ảnh là khẩu súng ZPTU-2 14,5mm được bộ đội ta dùng trong kháng chiến chống Mỹ.Khẩu súng hạng nặng hai nòng này đạt tốc độ bắn tới 1.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000m, xa nhất 4.000m, dùng đạn cỡ 14,5x114mm.Cơ bản thì pháo phòng không tự hành AM có kết cấu đơn giản, nó nâng cao đáng kể tính cơ động giúp hộ vệ đội hình thiết giáp chống máy bay, trực thăng bay thấp địch. Còn nó không hề có bất kỳ khí tài trinh sát hỗ trợ nào cho khẩu đội pháo.“Nội thất” pháo phòng không tự hành AM đã tham gia bảo vệ đơn vị tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu ngày 24/7/1965.Khi cần, pháo có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất với đạn B-32 xuyên giáp dày 32mm ở cự ly 500m.Các hệ thống pháo phòng không AM đã tham gia chiến dịch bảo vệ Hà Nội năm 1967, chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972.Các khẩu đội pháo phòng không AM trên đường hành quân đi chiến dịch.
Trong kháng chiến chống Mỹ, ngoài pháo phòng không xe kéo, Việt Nam còn nhận được các hệ thống phòng không tự hành có tính cơ động cao, có thể đi kèm đội hình thiết giáp hành quân, chống máy bay địch. Một trong những hệ thống phòng không tự hành đầu tiên mà Việt Nam nhận được từ Liên Xô là kiểu AM. Ảnh: Pháo phòng không tự hành AM trưng bày tại Bảo tàng Phòng không – Không quân.
Pháo phòng không AM được phát triển trên cơ sở khung gầm xe thiết giáp chở quân BTR-40 do Liên Xô sản xuất từ năm 1950. Đây là một trong những loại xe thiết giáp chở quân bánh lốp đầu tiên được Liên Xô chế tạo hàng loạt sau CTTG 2, nó nặng 5,3 tấn, bọc giáp dày 6-8m, chở được 6-8 binh sĩ.
AM được trang bị hệ thống súng phòng không đa năng ZPTU-2 hai nòng cỡ 14,5mm được phát triển trên cơ sở đại liên hạng nặng KPV 14,5mm. Trong ảnh là khẩu súng ZPTU-2 14,5mm được bộ đội ta dùng trong kháng chiến chống Mỹ.
Khẩu súng hạng nặng hai nòng này đạt tốc độ bắn tới 1.200 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3.000m, xa nhất 4.000m, dùng đạn cỡ 14,5x114mm.
Cơ bản thì pháo phòng không tự hành AM có kết cấu đơn giản, nó nâng cao đáng kể tính cơ động giúp hộ vệ đội hình thiết giáp chống máy bay, trực thăng bay thấp địch. Còn nó không hề có bất kỳ khí tài trinh sát hỗ trợ nào cho khẩu đội pháo.
“Nội thất” pháo phòng không tự hành AM đã tham gia bảo vệ đơn vị tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu ngày 24/7/1965.
Khi cần, pháo có thể hạ nòng bắn thẳng mục tiêu mặt đất với đạn B-32 xuyên giáp dày 32mm ở cự ly 500m.
Các hệ thống pháo phòng không AM đã tham gia chiến dịch bảo vệ Hà Nội năm 1967, chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972.
Các khẩu đội pháo phòng không AM trên đường hành quân đi chiến dịch.