Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam đang có trong trang bị 24 máy bay tiêm kích Su-30MK/MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Tương lai gần trong 1-2 năm nữa số lượng này sẽ tăng lên 36 chiếc khi phía Nga thực hiện bàn giao 12 Su-30MK2 theo hợp đồng ký kết năm 2013. Ảnh: Airlines.net
Su-30MK2 có thể xem là mẫu tiêm kích đa năng hiện đại nhất, mạnh nhất Không quân Nhân dân Việt Nam. Su-30MK2 trang bị hệ thống điện tử hàng không, radar hiện đại, tầm bay tác chiến xa (có thể đạt tới 3.000km, tốc độ tối đa Mach 2). Ảnh: Tiền Phong
Đặc biệt, Su-30MK2 có tải trọng mang vác lớn, lên tới 8 tấn cho phép trang bị nhiều loại vũ khí (tên lửa, bom, rocket) thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển (gồm cả trên các hòn đảo). Trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 Việt Nam được trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh, tên lửa đối đất/đối hải cận âm, bom có điều khiển (và cả không điều khiển), rocket. Ảnh: Tiền Phong
Vũ khí đối hải nguy hiểm nhất của Su-30MK2 Việt Nam là tên lửa siêu thanh Kh-31A (mang tối đa 6 quả). Nó đạt tầm phóng 25-50km, tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Trong ảnh, Su-30MK2 Việt Nam phóng thử nghiệm tên lửa Kh-31A tấn công mục tiêu trên biển.
Với tốc độ cực nhanh (khiến hệ thống phòng thủ đối phương có ít thời gian phản ứng), sức công phá mạnh (lắp đầu nổ mạnh nặng 94kg), Kh-31A là thách thức lớn đối với mọi loại tàu chiến hiện đại trên thế giới.
Ngoài Kh-31A, tên lửa không đối đất Kh-29TE (mang tối đa 6 quả) cũng có thể sử dụng cho Su-30MK2 đánh đối hải khi cần thiết. Theo nhà thiết kế, Kh-29TE có thể đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn với đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn khoảng 30km, dùng đầu tự dẫn TV bị động. Trong ảnh là quả đạn Kh-29TE lắp trên cánh Su-30MK2 Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong
Trong tác chiến đối hải, Không quân không chỉ đảm nhiệm việc tấn công mục tiêu mặt nước mà còn để tiêu diệt quân địch đổ bộ hoặc tấn công các đảo. Ở điểm này, Su-30MK2 có thể mang các loại bom và rocket để tấn công. Ảnh: Tiền Phong
Su-30MK2 có thể mang tối đa 6 bom có điều khiển KAB-500Kr hoặc 3 quả KAB-1500Kr hoặc 8 bom không điều khiển FAB-500T hoặc 28 bom OFAB-250-270. Trong ảnh là các cán bộ kỹ thuật Việt Nam đang kiểm tra bom lắp trên giá treo trước giờ Su-30MK2 xuất kích. Ảnh: Tiền Phong
Su-30MK2 có thể đánh địch bằng các loại rocket không điều khiển cỡ 80mm, 122mm với tầm bắn khoảng 1-3km. Ảnh: Tiền Phong
Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn Hòn Tý được tổ chức trong tháng 4 vừa quả, các máy bay Su-27/30, Su-22 Việt Nam đã thực hiện bài bắn rocket đánh mục tiêu trên biển. Ảnh: Tiền Phong
Các cán bộ kỹ thuật lắp đạn rocket vào bệ phóng trên máy bay Su-30MK2. Ảnh: Tiền Phong
Hoặc khi cần, khẩu pháo cao tốc 30mm GSh-301 trên gốc cánh phải Su-30MK2 cũng có thể phát huy tác dụng đánh mục tiêu nhỏ trên biển, đảo. Pháo GSh-301 (cơ số 150 viên đạn) đạt tốc độ bắn 1.500-1.800 phát/phút, bắn được đạn xuyên (có vạch đường), đạn nổ phá thường.
Hiện nay, Không quân Nhân dân Việt Nam đang có trong trang bị 24 máy bay tiêm kích Su-30MK/MK2 hiện đại do Nga sản xuất. Tương lai gần trong 1-2 năm nữa số lượng này sẽ tăng lên 36 chiếc khi phía Nga thực hiện bàn giao 12 Su-30MK2 theo hợp đồng ký kết năm 2013. Ảnh: Airlines.net
Su-30MK2 có thể xem là mẫu tiêm kích đa năng hiện đại nhất, mạnh nhất Không quân Nhân dân Việt Nam. Su-30MK2 trang bị hệ thống điện tử hàng không, radar hiện đại, tầm bay tác chiến xa (có thể đạt tới 3.000km, tốc độ tối đa Mach 2). Ảnh: Tiền Phong
Đặc biệt, Su-30MK2 có tải trọng mang vác lớn, lên tới 8 tấn cho phép trang bị nhiều loại vũ khí (tên lửa, bom, rocket) thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên không, trên đất liền, trên biển (gồm cả trên các hòn đảo). Trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 Việt Nam được trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh, tên lửa đối đất/đối hải cận âm, bom có điều khiển (và cả không điều khiển), rocket. Ảnh: Tiền Phong
Vũ khí đối hải nguy hiểm nhất của Su-30MK2 Việt Nam là tên lửa siêu thanh Kh-31A (mang tối đa 6 quả). Nó đạt tầm phóng 25-50km, tốc độ hành trình gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Trong ảnh, Su-30MK2 Việt Nam phóng thử nghiệm tên lửa Kh-31A tấn công mục tiêu trên biển.
Với tốc độ cực nhanh (khiến hệ thống phòng thủ đối phương có ít thời gian phản ứng), sức công phá mạnh (lắp đầu nổ mạnh nặng 94kg), Kh-31A là thách thức lớn đối với mọi loại tàu chiến hiện đại trên thế giới.
Ngoài Kh-31A, tên lửa không đối đất Kh-29TE (mang tối đa 6 quả) cũng có thể sử dụng cho Su-30MK2 đánh đối hải khi cần thiết. Theo nhà thiết kế, Kh-29TE có thể đánh chìm tàu cỡ 10.000 tấn với đầu nổ nặng tới 320kg, tầm bắn khoảng 30km, dùng đầu tự dẫn TV bị động. Trong ảnh là quả đạn Kh-29TE lắp trên cánh Su-30MK2 Việt Nam. Ảnh: Tiền Phong
Trong tác chiến đối hải, Không quân không chỉ đảm nhiệm việc tấn công mục tiêu mặt nước mà còn để tiêu diệt quân địch đổ bộ hoặc tấn công các đảo. Ở điểm này, Su-30MK2 có thể mang các loại bom và rocket để tấn công. Ảnh: Tiền Phong
Su-30MK2 có thể mang tối đa 6 bom có điều khiển KAB-500Kr hoặc 3 quả KAB-1500Kr hoặc 8 bom không điều khiển FAB-500T hoặc 28 bom OFAB-250-270. Trong ảnh là các cán bộ kỹ thuật Việt Nam đang kiểm tra bom lắp trên giá treo trước giờ Su-30MK2 xuất kích. Ảnh: Tiền Phong
Su-30MK2 có thể đánh địch bằng các loại rocket không điều khiển cỡ 80mm, 122mm với tầm bắn khoảng 1-3km. Ảnh: Tiền Phong
Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn Hòn Tý được tổ chức trong tháng 4 vừa quả, các máy bay Su-27/30, Su-22 Việt Nam đã thực hiện bài bắn rocket đánh mục tiêu trên biển. Ảnh: Tiền Phong
Các cán bộ kỹ thuật lắp đạn rocket vào bệ phóng trên máy bay Su-30MK2. Ảnh: Tiền Phong
Hoặc khi cần, khẩu pháo cao tốc 30mm GSh-301 trên gốc cánh phải Su-30MK2 cũng có thể phát huy tác dụng đánh mục tiêu nhỏ trên biển, đảo. Pháo GSh-301 (cơ số 150 viên đạn) đạt tốc độ bắn 1.500-1.800 phát/phút, bắn được đạn xuyên (có vạch đường), đạn nổ phá thường.