Cũng giống như thiết giáp chở quân M113, Việt Nam cũng thu được một số lượng khá lớn lên tới hàng trăm chiếc xe bọc thép V-100 Commando.Sau ngày 30/4/1975, nhận thấy sự tiện lợi của loại xe này, Việt Nam cũng ngay lập tức đưa vào biên chế. Những chiếc xe bọc thép trinh sát V-100 Commando đã cùng các chiến sĩ thuộc các đơn vị trinh sát quân khu 9 và quân khu 7, bảo vệ đắc lực biên giới Tây Nam trước sự xâm lấn của Khơ me đỏ.V-100 Commando được xếp vào loại xe bọc thép trinh sát, nó có cùng chức năng với xe trinh sát BRDM-2. Sức mạnh chiến đấu của V-100 được đánh giá là ngang ngửa xe BRDM-2 của Liên Xô.Cadillac Gage Commando V-100 do hãng Cadillac Gage của Mỹ chế tạo, ngoài chức năng trinh sát, chúng có thể làm nhiệm vụ chở quân, xe cứu thương, thậm chí trang bị vũ khí hạng nặng để trở thành xe chống tăng.V-100 có chiều dài 5,69m, chiều rộng 2,26m, và chiều cao 2,54m, trọng tải rỗng 7 tấn, khi đầy tải lên tới 9,8 tấn. Xe được trang bị động cơ xăng cho vận tốc lên tới 100km/h khi chạy trên cạn, và 5.6km/h khi bơi dưới nước.Xe được trang bị hộp số tay 5 cấp cho phép xe xử lý tốt trong các đia hình phức tạp. Nó có thể leo dốc cao 30 độ, và dự trữ hành trình lên tới 650km.Xe được thiết kế khí động học dạng chiếc thuyền, mui xe được thiết kế như mũi tàu để giảm sức cản của nước. Thành xe được thiết kế dạng chữ V để giảm thiểu sức ép từ các vụ nổ, cửa xe cũng được thiết kế hai bên hông tạo điều kiện thuận tiện cho lính trên xe.Xe được bọc thép khá tốt, nó có thể chống được đạn cỡ 7,62mm bắn thẳng. Vũ khí trên xe thường là khẩu đại liên M2 hoặc trung liên M60. Việt Nam sau khi tiếp nhận đã thay thế chúng bằng vũ khí có nguồn gốc Liên Xô.Trong chiến tranh Việt Nam, đã có tổng cộng 683 chiếc xe V-100 được sử dụng bởi Mỹ và VNCH. Vì thế số lượng xe Việt Nam thu được sau chiến tranh không hề nhỏ, sau thời gian phục vụ, chúng được đưa đi niêm cất do thiếu phụ tùng thay thế.Thời gian gần đây Việt Nam bắt đầu đưa những chiếc “taxi chiến trường” này trở lại hoạt động. Bằng việc nâng cấp toàn diện xe, thay thế động cơ xăng bằng động cơ diesel tiết kiệm hơn, đồng thời nâng cấp hệ thống phanh thủy lực, lắp đặt camera cùng hệ thống thông tin liên lạc hoàn toàn mới.
Cũng giống như thiết giáp chở quân M113, Việt Nam cũng thu được một số lượng khá lớn lên tới hàng trăm chiếc xe bọc thép V-100 Commando.
Sau ngày 30/4/1975, nhận thấy sự tiện lợi của loại xe này, Việt Nam cũng ngay lập tức đưa vào biên chế. Những chiếc xe bọc thép trinh sát V-100 Commando đã cùng các chiến sĩ thuộc các đơn vị trinh sát quân khu 9 và quân khu 7, bảo vệ đắc lực biên giới Tây Nam trước sự xâm lấn của Khơ me đỏ.
V-100 Commando được xếp vào loại xe bọc thép trinh sát, nó có cùng chức năng với xe trinh sát BRDM-2. Sức mạnh chiến đấu của V-100 được đánh giá là ngang ngửa xe BRDM-2 của Liên Xô.
Cadillac Gage Commando V-100 do hãng Cadillac Gage của Mỹ chế tạo, ngoài chức năng trinh sát, chúng có thể làm nhiệm vụ chở quân, xe cứu thương, thậm chí trang bị vũ khí hạng nặng để trở thành xe chống tăng.
V-100 có chiều dài 5,69m, chiều rộng 2,26m, và chiều cao 2,54m, trọng tải rỗng 7 tấn, khi đầy tải lên tới 9,8 tấn. Xe được trang bị động cơ xăng cho vận tốc lên tới 100km/h khi chạy trên cạn, và 5.6km/h khi bơi dưới nước.
Xe được trang bị hộp số tay 5 cấp cho phép xe xử lý tốt trong các đia hình phức tạp. Nó có thể leo dốc cao 30 độ, và dự trữ hành trình lên tới 650km.
Xe được thiết kế khí động học dạng chiếc thuyền, mui xe được thiết kế như mũi tàu để giảm sức cản của nước. Thành xe được thiết kế dạng chữ V để giảm thiểu sức ép từ các vụ nổ, cửa xe cũng được thiết kế hai bên hông tạo điều kiện thuận tiện cho lính trên xe.
Xe được bọc thép khá tốt, nó có thể chống được đạn cỡ 7,62mm bắn thẳng. Vũ khí trên xe thường là khẩu đại liên M2 hoặc trung liên M60. Việt Nam sau khi tiếp nhận đã thay thế chúng bằng vũ khí có nguồn gốc Liên Xô.
Trong chiến tranh Việt Nam, đã có tổng cộng 683 chiếc xe V-100 được sử dụng bởi Mỹ và VNCH. Vì thế số lượng xe Việt Nam thu được sau chiến tranh không hề nhỏ, sau thời gian phục vụ, chúng được đưa đi niêm cất do thiếu phụ tùng thay thế.
Thời gian gần đây Việt Nam bắt đầu đưa những chiếc “taxi chiến trường” này trở lại hoạt động. Bằng việc nâng cấp toàn diện xe, thay thế động cơ xăng bằng động cơ diesel tiết kiệm hơn, đồng thời nâng cấp hệ thống phanh thủy lực, lắp đặt camera cùng hệ thống thông tin liên lạc hoàn toàn mới.