Trực thăng UH-1 của Việt Nam bị rơi vào sáng ngày hôm qua sau ở nông trường Phạm Văn Hai, ấp 4 huyện Bình Chánh, TP HCM do hãng Bell Helicopter (Mỹ) sản xuất, được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng rộng rãi ở miền Nam trong chiến tranh. Sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được số lượng lớn trực thăng UH-1 và sử dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1978-1979. Trong ảnh là một trong số trực thăng UH-1 được ta thu giữ, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.Cấu trúc trực thăng UH-1 (phần đuôi, bảo tàng vẫn giữ lại dòng chữ US Air Force) gồm hai trục chính chạy dọc phía dưới khoang hành khách, kéo dài mũi và quay ngược trở lại phía cuối máy bay. Các trục chính được ngăn cách bằng các vách ngang và là cơ cấu nâng đỡ cho khoang hành khách, càng hạ cánh, thùng nhiên liệu dưới sàn, hệ thống truyền tải, động cơ và đuôi. Các trục này cũng tham gia vào cơ cấu nâng - một cấu trúc bằng nhôm tạo sự liên kết truyền tải được đặt ở phía dưới trọng tâm máy bay. Cơ cấu bằng nhôm này sau đó đã được thay thế bằng thép để tăng độ bền. Phần đuôi được gắn kết với thân máy bay bằng bốn chốt.Nhà sản xuất Bell không thiết kế bánh (lốp) hạ cánh mà dùng càng hạ cánh, có thể được gắn thêm ván hoặc phao bơm hơi.Chiếc trực thăng UH-1 đặt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự thuộc biến thể UH-1H (serial xuất xưởng 67-17651) bắt đầu được sản xuất từ năm 1967. Đây cũng là biến thể được sản xuất nhiều nhất (5.435 chiếc), và được xem là đại diện cho cả dòng trực thăng UH-1.Trực thăng UH-1 có thiết kế kiểu nửa thân liền (semi monocoque) với thân máy bay bằng kim loại. Nó có chiều dài (tính cả cánh quạt) là 17,40m, rộng (tính phần thân) 2,62m, cao 4,39m, trọng lượng rỗng 2,36 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,3 tấn.UH-1 có 5 thùng nhiên liệu mềm (đạn bắn xuyên qua tự bịt kín), hai trong số đó được gắn dưới sàn cabin và ba thùng được gắn phía sau truyền động.Cabin lái UH-1 nhìn từ bên ngoài, dưới mũi máy bay được bọc một phần kính, không được lắp radar hay bất kỳ thiết bị trinh sát nào cả.Ở trên nóc cabin, vị trí ngồi của 2 phi công cũng được phủ kính. Phi công vào máy bay bằng 2 cửa riêng biệt với khoang chở quân.Khoang chở quân nhìn từ phía ngoài có vẻ nhỏ nhưng nếu được sắp xếp có thể chở tới 13 người. Để sắp xếp chỗ ngồi một cách tối đa thì 4 người sẽ ngồi ở ghế dài phía sau ghế phi công, 5 người khác ngồi băng ghế dự bị phía trước truyền động, 2 chỗ dự bị cuối cùng được đặt quay ra ngoài cơ cấu truyền động ở hai bên máy bay. Tất cả các ghế hành khách làm băng khung nhôm và lót vải, có thể được nhanh chóng xếp gọn hay tháo rời. Khoang hành khách cũng có thể chứa 6 cáng thương binh, một pa-lăng tự cứu, thùng dầu phụ, đèn chiếu… Có hai cánh cửa trượt dọc theo cabin cho hành khách.Cận cảnh bảng điều khiển với chi chít đồng hồ hiển thị các thông số kĩ thuật bay cho 2 phi công.Thành phần vận động của UH-1H bao gồm động cơ, hộp số, cánh quạt chính, cánh quạt đuôi, hộp số 42 độ và 90 độ. Sự truyền động là một cản trở làm giảm tốc độ quay của cánh quạt xuống còn 324 vòng/phút. Nó dùng cánh quạt 2 lá (thay vì 5 lá của Mi-8/17) tuy được coi là tiết kiệm đáng kể không gian nhưng lại làm tăng độ rung lên.Ống xả động cơ tuốc bin trục Lycoming T53-L-13 công suất 1.400 mã lực hướng lên phía trên, có lẽ là để dùng hiệu ứng cánh quạt tản bớt nhiệt lượng thoát ra. Động cơ này cho máy bay đạt tốc độ trung bình 201km/h, tầm bay 507km, vận tốc leo cao 8,92m/s.Cánh quạt đuôi là nơi điều hướng, thông qua hai hộp số định hướng, với tốc độ cánh quạt gấp khoảng 6 lần cánh quạt chính để tăng hiệu quả điều khiển.Trên thân máy bay được bố trí khá nhiều các loại đèn hiệu.Bên trong trực thăng thiết kế với giá cố định cho phép lắp nhiều loại súng máy để tấn công mục tiêu mặt đất. Trong ảnh, chiếc trực thăng UH-1H lắp sẵn khẩu súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm.Dây đạn khẩu súng máy có tốc độ bắn lên tới vài nghìn viên/phút này đặt lắp với thùng đạn “khủng” đặt ngay trong khoang chở quân máy bay.
Trực thăng UH-1 của Việt Nam bị rơi vào sáng ngày hôm qua sau ở nông trường Phạm Văn Hai, ấp 4 huyện Bình Chánh, TP HCM do hãng Bell Helicopter (Mỹ) sản xuất, được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng rộng rãi ở miền Nam trong chiến tranh. Sau 1975, Không quân Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được số lượng lớn trực thăng UH-1 và sử dụng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1978-1979. Trong ảnh là một trong số trực thăng UH-1 được ta thu giữ, trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Cấu trúc trực thăng UH-1 (phần đuôi, bảo tàng vẫn giữ lại dòng chữ US Air Force) gồm hai trục chính chạy dọc phía dưới khoang hành khách, kéo dài mũi và quay ngược trở lại phía cuối máy bay. Các trục chính được ngăn cách bằng các vách ngang và là cơ cấu nâng đỡ cho khoang hành khách, càng hạ cánh, thùng nhiên liệu dưới sàn, hệ thống truyền tải, động cơ và đuôi. Các trục này cũng tham gia vào cơ cấu nâng - một cấu trúc bằng nhôm tạo sự liên kết truyền tải được đặt ở phía dưới trọng tâm máy bay. Cơ cấu bằng nhôm này sau đó đã được thay thế bằng thép để tăng độ bền. Phần đuôi được gắn kết với thân máy bay bằng bốn chốt.
Nhà sản xuất Bell không thiết kế bánh (lốp) hạ cánh mà dùng càng hạ cánh, có thể được gắn thêm ván hoặc phao bơm hơi.
Chiếc trực thăng UH-1 đặt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự thuộc biến thể UH-1H (serial xuất xưởng 67-17651) bắt đầu được sản xuất từ năm 1967. Đây cũng là biến thể được sản xuất nhiều nhất (5.435 chiếc), và được xem là đại diện cho cả dòng trực thăng UH-1.
Trực thăng UH-1 có thiết kế kiểu nửa thân liền (semi monocoque) với thân máy bay bằng kim loại. Nó có chiều dài (tính cả cánh quạt) là 17,40m, rộng (tính phần thân) 2,62m, cao 4,39m, trọng lượng rỗng 2,36 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,3 tấn.
UH-1 có 5 thùng nhiên liệu mềm (đạn bắn xuyên qua tự bịt kín), hai trong số đó được gắn dưới sàn cabin và ba thùng được gắn phía sau truyền động.
Cabin lái UH-1 nhìn từ bên ngoài, dưới mũi máy bay được bọc một phần kính, không được lắp radar hay bất kỳ thiết bị trinh sát nào cả.
Ở trên nóc cabin, vị trí ngồi của 2 phi công cũng được phủ kính. Phi công vào máy bay bằng 2 cửa riêng biệt với khoang chở quân.
Khoang chở quân nhìn từ phía ngoài có vẻ nhỏ nhưng nếu được sắp xếp có thể chở tới 13 người. Để sắp xếp chỗ ngồi một cách tối đa thì 4 người sẽ ngồi ở ghế dài phía sau ghế phi công, 5 người khác ngồi băng ghế dự bị phía trước truyền động, 2 chỗ dự bị cuối cùng được đặt quay ra ngoài cơ cấu truyền động ở hai bên máy bay. Tất cả các ghế hành khách làm băng khung nhôm và lót vải, có thể được nhanh chóng xếp gọn hay tháo rời. Khoang hành khách cũng có thể chứa 6 cáng thương binh, một pa-lăng tự cứu, thùng dầu phụ, đèn chiếu… Có hai cánh cửa trượt dọc theo cabin cho hành khách.
Cận cảnh bảng điều khiển với chi chít đồng hồ hiển thị các thông số kĩ thuật bay cho 2 phi công.
Thành phần vận động của UH-1H bao gồm động cơ, hộp số, cánh quạt chính, cánh quạt đuôi, hộp số 42 độ và 90 độ. Sự truyền động là một cản trở làm giảm tốc độ quay của cánh quạt xuống còn 324 vòng/phút. Nó dùng cánh quạt 2 lá (thay vì 5 lá của Mi-8/17) tuy được coi là tiết kiệm đáng kể không gian nhưng lại làm tăng độ rung lên.
Ống xả động cơ tuốc bin trục Lycoming T53-L-13 công suất 1.400 mã lực hướng lên phía trên, có lẽ là để dùng hiệu ứng cánh quạt tản bớt nhiệt lượng thoát ra. Động cơ này cho máy bay đạt tốc độ trung bình 201km/h, tầm bay 507km, vận tốc leo cao 8,92m/s.
Cánh quạt đuôi là nơi điều hướng, thông qua hai hộp số định hướng, với tốc độ cánh quạt gấp khoảng 6 lần cánh quạt chính để tăng hiệu quả điều khiển.
Trên thân máy bay được bố trí khá nhiều các loại đèn hiệu.
Bên trong trực thăng thiết kế với giá cố định cho phép lắp nhiều loại súng máy để tấn công mục tiêu mặt đất. Trong ảnh, chiếc trực thăng UH-1H lắp sẵn khẩu súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm.
Dây đạn khẩu súng máy có tốc độ bắn lên tới vài nghìn viên/phút này đặt lắp với thùng đạn “khủng” đặt ngay trong khoang chở quân máy bay.