Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội VNCH. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính VNCH khoảng 1 triệu khẩu súng trường M16, AR-15 và vô vàn các khẩu súng trung liên, đại liên, súng phóng lựu (M79, M72). Tuy không có số liệu cụ thể thu giữ được từ phía ta, nhưng có lẽ con số lên tới đơn vị hàng trăm nghìn. Ảnh: Dân quân huấn luyện với trường M16.Súng trường M18 trang bị cho Đặc công QĐND Việt Nam vốn được tân trang lại dựa trên một mẫu súng thử nghiệm Mỹ cung cấp cho VNCH.Về trang bị cơ giới hạng nặng, Mỹ trang bị cho VNCH gần 400 xe tăng, hơn 1.500 xe bọc thép và khoảng 1.500 khẩu pháo kéo, pháo tự hành. Cũng không có số liệu cụ thể từ phía ta đã thu được bao nhiêu trang bị cơ giới. Ảnh: Xe tăng M48 quân đội ta thu giữ được và sử dụng ngay trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.Xe tăng M41 của VNCH được bộ đội ta sử dụng ngay trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.Xe bọc thép M113 (phương tiện cơ giới số lượng lớn nhất trong kho vũ khí VNCH) được bộ đội ta sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau này và tới tận ngày nay. Hiện, ta đã cải tiến vũ khí trang bị trên M113 và còn thực hiện một số nâng cấp khác.Pháo phòng không tự hành M42 Duster (phương tiện chống máy bay tốt nhất Mỹ cấp cho VNCH) nằm trong kho bảo quản của QĐND Việt Nam. Ảnh: ComcomQuân đội ta hiện cũng sử dụng rộng rãi các pháo kéo tầm bắn ngắn như M101A1 cỡ 105mm và M114 155mm, trong khi pháo tự hành M107 175mm chủ yếu cất kho.Về không quân, tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay (trên tổng 1.193 chiếc của VNCH), trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6 (máy bay chiến đấu); 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6 (vận tải/chở khách); RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19 (trinh sát); 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1 (huấn luyện) và 50 UH-1 và 5 CH-47 (trực thăng). Ảnh: Tiêm kích F-5A được KQND Việt Nam sử dụng lại sau 1975.Máy bay cường kích A-37 của KQND Việt Nam chuẩn bị xuất kích bảo vệ Tổ quốc.Loại máy bay vận tải giá trị nhất mà ta thu được sau 1975 là “lực sĩ” C-130 có khả năng không vận đến 20 tấn (gồm binh sĩ, xe bọc thép). Sau 1975, KQND Việt Nam còn cải tiến C-130 làm nhiệm vụ ném bom.Trực thăng UH-1 hiện vẫn còn hoạt động trong KQND Việt Nam.Trực thăng vận tải CH-47 thời còn phục vụ trong KQND Việt Nam.Về vũ khí chiến lợi phẩm hải quân, do VNCH khi tan rã đã lấy tàu chiến, tàu vận tải tháo chạy khiến số lượng thu giữ được không còn nhiều. Về trang bị chiến hạm, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ. Ảnh: Tàu HQ-01 làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa.Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn. Ảnh: Chiến hạm HQ-03 sau này còn được ta cải tiến mang tên lửa diệt hạm P-15.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội VNCH. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa. Ảnh: Xe tăng quân giải phóng tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Về vũ khí cá nhân, theo số liệu quốc tế thì Mỹ viện trợ cho lính VNCH khoảng 1 triệu khẩu súng trường M16, AR-15 và vô vàn các khẩu súng trung liên, đại liên, súng phóng lựu (M79, M72). Tuy không có số liệu cụ thể thu giữ được từ phía ta, nhưng có lẽ con số lên tới đơn vị hàng trăm nghìn. Ảnh: Dân quân huấn luyện với trường M16.
Súng trường M18 trang bị cho Đặc công QĐND Việt Nam vốn được tân trang lại dựa trên một mẫu súng thử nghiệm Mỹ cung cấp cho VNCH.
Về trang bị cơ giới hạng nặng, Mỹ trang bị cho VNCH gần 400 xe tăng, hơn 1.500 xe bọc thép và khoảng 1.500 khẩu pháo kéo, pháo tự hành. Cũng không có số liệu cụ thể từ phía ta đã thu được bao nhiêu trang bị cơ giới. Ảnh: Xe tăng M48 quân đội ta thu giữ được và sử dụng ngay trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Xe tăng M41 của VNCH được bộ đội ta sử dụng ngay trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Xe bọc thép M113 (phương tiện cơ giới số lượng lớn nhất trong kho vũ khí VNCH) được bộ đội ta sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc sau này và tới tận ngày nay. Hiện, ta đã cải tiến vũ khí trang bị trên M113 và còn thực hiện một số nâng cấp khác.
Pháo phòng không tự hành M42 Duster (phương tiện chống máy bay tốt nhất Mỹ cấp cho VNCH) nằm trong kho bảo quản của QĐND Việt Nam. Ảnh: Comcom
Quân đội ta hiện cũng sử dụng rộng rãi các pháo kéo tầm bắn ngắn như M101A1 cỡ 105mm và M114 155mm, trong khi pháo tự hành M107 175mm chủ yếu cất kho.
Về không quân, tính tới tháng 5/1975, bộ đội ta đã thu được khoảng 877 máy bay (trên tổng 1.193 chiếc của VNCH), trong số đó có 20% (khoảng 250 chiếc) trong tình trạng tốt, sử dụng được ngay gồm: 23 A-37, 41 F-5 và 5 AD-6 (máy bay chiến đấu); 28 C-7A, 36 C-119, 7 C-130, 21 C-47, 3 DC-3, 5 DC-4 và 2 DC-6 (vận tải/chở khách); RF-5, RC-47, 15 U-17, 41 L-19 (trinh sát); 18 T-41, 5 U-6A, 1 PL-1 (huấn luyện) và 50 UH-1 và 5 CH-47 (trực thăng). Ảnh: Tiêm kích F-5A được KQND Việt Nam sử dụng lại sau 1975.
Máy bay cường kích A-37 của KQND Việt Nam chuẩn bị xuất kích bảo vệ Tổ quốc.
Loại máy bay vận tải giá trị nhất mà ta thu được sau 1975 là “lực sĩ” C-130 có khả năng không vận đến 20 tấn (gồm binh sĩ, xe bọc thép). Sau 1975, KQND Việt Nam còn cải tiến C-130 làm nhiệm vụ ném bom.
Trực thăng UH-1 hiện vẫn còn hoạt động trong KQND Việt Nam.
Trực thăng vận tải CH-47 thời còn phục vụ trong KQND Việt Nam.
Về vũ khí chiến lợi phẩm hải quân, do VNCH khi tan rã đã lấy tàu chiến, tàu vận tải tháo chạy khiến số lượng thu giữ được không còn nhiều. Về trang bị chiến hạm, ta thu được một tàu khu trục hộ tống lớp Edsall có lượng giãn nước 1.590 tấn (Quân đội Sài Gòn đặt tên là HQ-04, sau ta đổi thành HQ-03), một khinh hạm lớp Barmegat có lượng giãn nước khoảng 2.500 tấn (ban đầu đặt tên là HQ-15, sau ta đổi thành HQ-01) và một vài tàu chiến cỡ nhỏ. Ảnh: Tàu HQ-01 làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Đối với tàu vận tải đổ bộ, ta thu được một số loại như: tàu đổ bộ hạng trung LSM-1 có lượng giãn nước 530 tấn (chở được 3-5 xe tăng và 59 lính); tàu đổ bộ cỡ lớn lớp LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn và tàu đổ bộ lớp LST-491 có lượng giãn nước 3.698 tấn. Ảnh: Chiến hạm HQ-03 sau này còn được ta cải tiến mang tên lửa diệt hạm P-15.