Lâu nay, trong các tài liệu lịch sử vẫn ghi nhận rằng, trong chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 26/4-2/5/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ chỉ huy chiến dịch được sự chấp thuận từ Bộ Chính trị đã mở 5 cánh quân với khoảng 20 sư đoàn tiến như vũ bão về giải phóng Sài Gòn.Các cánh quân này gồm: Hướng Bắc gồm lực lượng Quân đoàn 1 và một số đơn vị độc lập với tổng quân 31.227 người: Hướng Đông Nam gồm Quân đoàn 2 và phối thuộc sư đoàn 3 từ Quân khu 5 với quân số 40.000 người; Hướng Tây Bắc gồm Quân đoàn 3 phối hợp với các trung đoàn phòng không, thông tin, công binh bổ sung có quân số tổng 47.400 người; Hướng Đông gồm Quân đoàn 4 được tăng cường một sư đoàn bộ, một tiểu đoàn pháo cùng phòng không, xe tăng có tổng quân 30.000 người; Hướng Tây Nam gồm Sư đoàn 5,9 Miền, sư Phước Long, các sư đoàn độc lập, tiểu đoàn độc lập pháo binh - xe tăng với tổng quân số 42.000 người.Ngoài 5 mũi tiến công này, còn một cánh quân khác hay là “cánh quân thứ 6” được thành lập ngay trong những ngày cực kỳ khẩn trương của chiến dịch. Đó chính là lực lượng không quân, điều đặc biệt thay vì sử dụng máy bay MiG truyền thống, “cánh quân” này sử dụng chính những máy bay chiến lợi phẩm vừa thu giữ được trong quá trình giải phóng, chiếm giữ các căn cứ của VNCH.Ngay trong những ngày đầu tháng 4/1975, một đoàn cán bộ KQND Việt Nam do Trung tá Phạm Ngọc Lan chỉ huy đã vào sân bay Đà Nẵng vừa giải phóng để tiếp thu vũ khí chiến lợi phẩm, gồm các máy bay A-37. Trên cơ sở số vũ khí thu được, ngày 19/4, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chấp thuận cho phép sử dụng máy bay của địch để đánh địch. Tuy chỉ có thời gian cực ngắn, nhưng các phi công KQND Việt Nam vốn chỉ quen lái máy bay Liên Xô đã chuyển loại thành công sang máy bay chiến đấu Mỹ. Ảnh: Phi công Phạm Ngọc Lan trên buồng lái chiếc A-37 sau chuyến bay chuyển loại.Ngày 22/4, máy bay vận tải An-24 chở một số phi công chọn từ Trung đoàn tiêm kích 923 (gồm Thượng úy Nguyễn Văn Lục, Trung úy Từ Đễ, Hán Văn Quảng và Hoàng Mai Vượng) hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Tất cả các phi công cùng các đồng chí Phạm Ngọc Lan, phi công Trần Văn On, Sanh, Nghiệp (các phi công VNCH theo cách mạng) khẩn trương học chuyển loại từ ngày 23-26/4.Để chuẩn bị cho cuộc tập kích vào Sài Gòn, ngày 27/4, máy bay An-24 đưa toàn bộ phi công lái chuyển loại A-37 từ Đà Nẵng vào Phù Cát. Chiếc A-37 ở Đà Nẵng được phi công Trung đoàn 923 Hoàng Mai Vượng và phi công Trần Văn On điều khiển vào. Còn tại Phù Cát, ta thu được thêm một số A-37 vẫn còn tốt.10h04 phút ngày 28/4, đội hình 5 chiếc A-37 lại cất cánh từ Phù Cát bay vào hạ cánh tại sân bay Phan Rang. Lúc này, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho không quân chuẩn bị cuộc tập kích đường không vào sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian từ 16-18h tối ngày 28/4.Lúc 16h15 phút ngày 28/4, phi đội 5 A-37 do phi công Nguyễn Thành Trung bay số 1 (dẫn đường) đồng loạt cất cánh hướng về phía Nam. Vượt qua sông Sài Gòn khoảng 30 giây, các phi công đã nhìn rõ mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất. Lần lượt, các phi công bổ nhào cắt bom. Chỉ trong ít giây, khói lửa đã trùm kín khu vực máy bay địch đang đổ, tiếng bom nổ rung chuyển khắp thành phố. Cuộc tập kích diễn ra một cách bất ngờ, quân địch hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng, 24 máy bay địch bị phá hủy. Ảnh: Sân bay Tân Sơn Nhất sau khi trúng bom của A-37 quân giải phóng.Trận đánh ngày 28/4 được ví như “mũi tiến công thứ 6” trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cùng với 5 cánh quân trên bộ đã tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định. Trận đánh đã góp phần thúc đẩy nhanh sự tan rã của Quân đội Sài Gòn, buộc Mỹ khẩn trương thực hiện kế hoạch di tản.Sau ngày 30/4, các máy bay cường kích A-37 tiếp tục được KQND Việt Nam thu hồi thêm và tái sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc cực kỳ phức tạp nửa sau những năm 1970 và những năm 1980. Các máy bay A-37 đã đóng góp phần công không nhỏ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc năm 1979.Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 Dragonfly (chuồn chuồn) là một trong hai loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Quân đội Sài Gòn. Loại máy bay này do hãng Cessna (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ những năm năm 1960 dựa trên máy bay huấn luyện phản lực T-37 Tweet.A-37 dài 8,62m với chiều cao thấp 2,7m, sải cánh 10,93m, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 6,35 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực J85-GE-17A cho phép đạt tốc độ cận âm 816km/h, bán kính chiến đấu 740km, trần bay hơn 12.000m.Máy bay thiết kế với buồng lái 2 người ngồi, nhưng một người có thể điều khiển và chiến đấu.Về vũ khí, A-37 thiết kế với một pháo nòng xoay GAU-2B/A (6 nòng cỡ 7,62mm) chứa trong đầu máy bay và……8 giá treo trên cánh mang được 1,23 tấn vũ khí gồm: súng máy M134 7,62mm hoặc pháo tự động 20mm hoặc 4 cụm ống phóng rocket 70mm (7 đạn/cụm) hoặc 4 bom Mk.82 nặng 241kg (hoặc bom Napalm). Máy bay cũng có thể trang bị 2 tên lửa đối không tầm nhiệt AIM-9 để tự phòng vệ trên không.
Lâu nay, trong các tài liệu lịch sử vẫn ghi nhận rằng, trong chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 26/4-2/5/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ chỉ huy chiến dịch được sự chấp thuận từ Bộ Chính trị đã mở 5 cánh quân với khoảng 20 sư đoàn tiến như vũ bão về giải phóng Sài Gòn.
Các cánh quân này gồm: Hướng Bắc gồm lực lượng Quân đoàn 1 và một số đơn vị độc lập với tổng quân 31.227 người: Hướng Đông Nam gồm Quân đoàn 2 và phối thuộc sư đoàn 3 từ Quân khu 5 với quân số 40.000 người; Hướng Tây Bắc gồm Quân đoàn 3 phối hợp với các trung đoàn phòng không, thông tin, công binh bổ sung có quân số tổng 47.400 người; Hướng Đông gồm Quân đoàn 4 được tăng cường một sư đoàn bộ, một tiểu đoàn pháo cùng phòng không, xe tăng có tổng quân 30.000 người; Hướng Tây Nam gồm Sư đoàn 5,9 Miền, sư Phước Long, các sư đoàn độc lập, tiểu đoàn độc lập pháo binh - xe tăng với tổng quân số 42.000 người.
Ngoài 5 mũi tiến công này, còn một cánh quân khác hay là “cánh quân thứ 6” được thành lập ngay trong những ngày cực kỳ khẩn trương của chiến dịch. Đó chính là lực lượng không quân, điều đặc biệt thay vì sử dụng máy bay MiG truyền thống, “cánh quân” này sử dụng chính những máy bay chiến lợi phẩm vừa thu giữ được trong quá trình giải phóng, chiếm giữ các căn cứ của VNCH.
Ngay trong những ngày đầu tháng 4/1975, một đoàn cán bộ KQND Việt Nam do Trung tá Phạm Ngọc Lan chỉ huy đã vào sân bay Đà Nẵng vừa giải phóng để tiếp thu vũ khí chiến lợi phẩm, gồm các máy bay A-37. Trên cơ sở số vũ khí thu được, ngày 19/4, Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh chấp thuận cho phép sử dụng máy bay của địch để đánh địch. Tuy chỉ có thời gian cực ngắn, nhưng các phi công KQND Việt Nam vốn chỉ quen lái máy bay Liên Xô đã chuyển loại thành công sang máy bay chiến đấu Mỹ. Ảnh: Phi công Phạm Ngọc Lan trên buồng lái chiếc A-37 sau chuyến bay chuyển loại.
Ngày 22/4, máy bay vận tải An-24 chở một số phi công chọn từ Trung đoàn tiêm kích 923 (gồm Thượng úy Nguyễn Văn Lục, Trung úy Từ Đễ, Hán Văn Quảng và Hoàng Mai Vượng) hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Tất cả các phi công cùng các đồng chí Phạm Ngọc Lan, phi công Trần Văn On, Sanh, Nghiệp (các phi công VNCH theo cách mạng) khẩn trương học chuyển loại từ ngày 23-26/4.
Để chuẩn bị cho cuộc tập kích vào Sài Gòn, ngày 27/4, máy bay An-24 đưa toàn bộ phi công lái chuyển loại A-37 từ Đà Nẵng vào Phù Cát. Chiếc A-37 ở Đà Nẵng được phi công Trung đoàn 923 Hoàng Mai Vượng và phi công Trần Văn On điều khiển vào. Còn tại Phù Cát, ta thu được thêm một số A-37 vẫn còn tốt.
10h04 phút ngày 28/4, đội hình 5 chiếc A-37 lại cất cánh từ Phù Cát bay vào hạ cánh tại sân bay Phan Rang. Lúc này, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho không quân chuẩn bị cuộc tập kích đường không vào sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian từ 16-18h tối ngày 28/4.
Lúc 16h15 phút ngày 28/4, phi đội 5 A-37 do phi công Nguyễn Thành Trung bay số 1 (dẫn đường) đồng loạt cất cánh hướng về phía Nam. Vượt qua sông Sài Gòn khoảng 30 giây, các phi công đã nhìn rõ mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất. Lần lượt, các phi công bổ nhào cắt bom. Chỉ trong ít giây, khói lửa đã trùm kín khu vực máy bay địch đang đổ, tiếng bom nổ rung chuyển khắp thành phố. Cuộc tập kích diễn ra một cách bất ngờ, quân địch hoàn toàn bất ngờ không kịp phản ứng, 24 máy bay địch bị phá hủy. Ảnh: Sân bay Tân Sơn Nhất sau khi trúng bom của A-37 quân giải phóng.
Trận đánh ngày 28/4 được ví như “mũi tiến công thứ 6” trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử cùng với 5 cánh quân trên bộ đã tiến vào giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định. Trận đánh đã góp phần thúc đẩy nhanh sự tan rã của Quân đội Sài Gòn, buộc Mỹ khẩn trương thực hiện kế hoạch di tản.
Sau ngày 30/4, các máy bay cường kích A-37 tiếp tục được KQND Việt Nam thu hồi thêm và tái sử dụng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc cực kỳ phức tạp nửa sau những năm 1970 và những năm 1980. Các máy bay A-37 đã đóng góp phần công không nhỏ trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam tổ quốc năm 1979.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 Dragonfly (chuồn chuồn) là một trong hai loại chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Quân đội Sài Gòn. Loại máy bay này do hãng Cessna (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ những năm năm 1960 dựa trên máy bay huấn luyện phản lực T-37 Tweet.
A-37 dài 8,62m với chiều cao thấp 2,7m, sải cánh 10,93m, trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 6,35 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực J85-GE-17A cho phép đạt tốc độ cận âm 816km/h, bán kính chiến đấu 740km, trần bay hơn 12.000m.
Máy bay thiết kế với buồng lái 2 người ngồi, nhưng một người có thể điều khiển và chiến đấu.
Về vũ khí, A-37 thiết kế với một pháo nòng xoay GAU-2B/A (6 nòng cỡ 7,62mm) chứa trong đầu máy bay và…
…8 giá treo trên cánh mang được 1,23 tấn vũ khí gồm: súng máy M134 7,62mm hoặc pháo tự động 20mm hoặc 4 cụm ống phóng rocket 70mm (7 đạn/cụm) hoặc 4 bom Mk.82 nặng 241kg (hoặc bom Napalm). Máy bay cũng có thể trang bị 2 tên lửa đối không tầm nhiệt AIM-9 để tự phòng vệ trên không.