Ước tính, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã huy động 265 xe tăng, 127 xe thiết giáp, 241 pháo xe kéo, 88 pháo mang vác và hơn 400 pháo cao xạ... cùng hơn 200.000 bộ đội chủ lực và hàng trăm nghìn dân quân, quân địa phương, dân công hậu cần. Ảnh: Dàn vũ khí tham gia giải phóng Sài Gòn trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.Trong 265 xe tăng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, xe tăng T-54 được xem là “mũi tên thép” chủ lực đục thủng từng bức tường phòng ngự kiên cố nhất của địch. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 848 thuộc Lữ đoàn 203, nằm trong đội hình đột kích của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.Ngoài T-54, quân đội ta còn sử dụng một số xe tăng T59 và K63-85 cùng do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở xe tăng Nga. Ảnh: Xe tăng K63-85 đang vượt sông tiến về Sài Gòn.Xe bọc thép M113 của VNCH bị thu giữ trong chiến dịch giải phóng Phước Long tháng 1/1975, ngay sau đó đã được sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài hai ụ súng máy nguyên bản, ta còn bổ sung thêm súng không giật ĐKZ để tăng hỏa lực công phá.Về pháo binh, quân đội ta chủ yếu sử dụng các loại pháo phản lực mang vác ĐKB và pháo phản lực kéo xe như loại H12 (ảnh).Khẩu pháo phản lực ĐKB được Trung đoàn 115 sử dụng để bắn 200 viên trong trận pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, chiều ngày 28/4/1975.Loại pháo uy lực nhất được quân đội ta sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh là pháo nòng dài 130mm M46. Trong ảnh là một trong những khẩu 130mm đặt ở trận địa Nhơn Trạch pháo kích khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, chiều ngày 28/4/1975.Pháo 105mm của Quân đoàn 3 bắn chế áp trận địa pháo của địch ở Tây Bắc Sài Gòn yểm trợ cho các đơn vị xe tăng - bộ binh diệt căn cứ Đồng Dù.Pháo binh cấp chiến dịch Zis-3 76mm của Sư đoàn 5, Binh đoàn 232 bắn yểm trợ cho các đơn vị vượt sông Vàm Cỏ tham gia trận tiến công trung tâm radar Phú Lâm và đánh chiếm Biệt Khu Thủ Đô.Trên suốt tuyến đường tiến về Sài Gòn, để đề phòng máy bay địch (lúc này còn rất mạnh), quân đội ta cũng đã triển khai các bệ phóng tên lửa SAM-2 và pháo cao xạ 57mm, 37mm…Pháo cao xạ 57mm S-60 đã yểm trợ cho Quân đoàn 4 trong trận đánh chiếm Xuân Lộc, sau đó cùng đơn vị về giải phóng Biên Hòa.Các đơn vị bộ đội được trang bị nhiều loại súng, tuy nhiên quân chủ lực chủ yếu sử dụng súng trường tấn công AK-47 hay K56, trong khi dân quân sử dụng thêm cả súng trường bán tự động của Mỹ.Súng chống tăng B41 luôn trên vai các tổ đội bộ binh, dùng để tiêu diệt bất kỳ lô cốt kiên cố nào và cả xe tăng – thiết giáp địch.Xe công binh của Quân đoàn 1 tham gia phục vụ các đơn vị vượt sông trong chiến dịch Hồ Chí Minh.Lực lượng KQND Việt Nam ngoài việc sử dụng vũ khí địch đánh địch (dùng máy bay A37 không kích Tân Sơn Nhất) thì còn huy động trực thăng hạng nặng Mi-6 cơ động nhanh bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Ước tính, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã huy động 265 xe tăng, 127 xe thiết giáp, 241 pháo xe kéo, 88 pháo mang vác và hơn 400 pháo cao xạ... cùng hơn 200.000 bộ đội chủ lực và hàng trăm nghìn dân quân, quân địa phương, dân công hậu cần. Ảnh: Dàn vũ khí tham gia giải phóng Sài Gòn trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong 265 xe tăng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, xe tăng T-54 được xem là “mũi tên thép” chủ lực đục thủng từng bức tường phòng ngự kiên cố nhất của địch. Ảnh: Xe tăng T-54 số hiệu 848 thuộc Lữ đoàn 203, nằm trong đội hình đột kích của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Ngoài T-54, quân đội ta còn sử dụng một số xe tăng T59 và K63-85 cùng do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở xe tăng Nga. Ảnh: Xe tăng K63-85 đang vượt sông tiến về Sài Gòn.
Xe bọc thép M113 của VNCH bị thu giữ trong chiến dịch giải phóng Phước Long tháng 1/1975, ngay sau đó đã được sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài hai ụ súng máy nguyên bản, ta còn bổ sung thêm súng không giật ĐKZ để tăng hỏa lực công phá.
Về pháo binh, quân đội ta chủ yếu sử dụng các loại pháo phản lực mang vác ĐKB và pháo phản lực kéo xe như loại H12 (ảnh).
Khẩu pháo phản lực ĐKB được Trung đoàn 115 sử dụng để bắn 200 viên trong trận pháo kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, chiều ngày 28/4/1975.
Loại pháo uy lực nhất được quân đội ta sử dụng trong chiến dịch Hồ Chí Minh là pháo nòng dài 130mm M46. Trong ảnh là một trong những khẩu 130mm đặt ở trận địa Nhơn Trạch pháo kích khống chế sân bay Tân Sơn Nhất, chiều ngày 28/4/1975.
Pháo 105mm của Quân đoàn 3 bắn chế áp trận địa pháo của địch ở Tây Bắc Sài Gòn yểm trợ cho các đơn vị xe tăng - bộ binh diệt căn cứ Đồng Dù.
Pháo binh cấp chiến dịch Zis-3 76mm của Sư đoàn 5, Binh đoàn 232 bắn yểm trợ cho các đơn vị vượt sông Vàm Cỏ tham gia trận tiến công trung tâm radar Phú Lâm và đánh chiếm Biệt Khu Thủ Đô.
Trên suốt tuyến đường tiến về Sài Gòn, để đề phòng máy bay địch (lúc này còn rất mạnh), quân đội ta cũng đã triển khai các bệ phóng tên lửa SAM-2 và pháo cao xạ 57mm, 37mm…
Pháo cao xạ 57mm S-60 đã yểm trợ cho Quân đoàn 4 trong trận đánh chiếm Xuân Lộc, sau đó cùng đơn vị về giải phóng Biên Hòa.
Các đơn vị bộ đội được trang bị nhiều loại súng, tuy nhiên quân chủ lực chủ yếu sử dụng súng trường tấn công AK-47 hay K56, trong khi dân quân sử dụng thêm cả súng trường bán tự động của Mỹ.
Súng chống tăng B41 luôn trên vai các tổ đội bộ binh, dùng để tiêu diệt bất kỳ lô cốt kiên cố nào và cả xe tăng – thiết giáp địch.
Xe công binh của Quân đoàn 1 tham gia phục vụ các đơn vị vượt sông trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Lực lượng KQND Việt Nam ngoài việc sử dụng vũ khí địch đánh địch (dùng máy bay A37 không kích Tân Sơn Nhất) thì còn huy động trực thăng hạng nặng Mi-6 cơ động nhanh bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.