Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, do giá bán của máy bay săn ngầm P-3C được tân trang lại từ Mỹ quá đắt (ước tính 80 triệu USD/chiếc), có khả năng Việt Nam sẽ mua P-3C cũ và rẻ hơn từ Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia sở hữu số lượng máy bay săn ngầm P-3C nhiều nhất thế giới, lên tới 73 chiếc. Đó là còn chưa kể các phiên bản do thám, tác chiến điện tử EP/OP/UP-3C mà nước này sở hữu.Hiện Nhật Bản đang từng bước thay thế toàn bộ các máy bay P-3C bằng thiết kế máy bay trinh sát – chống ngầm Kawasaki P-1 do nước này tự phát triển, mới đưa vào phục vụ gần đây. Như vậy, Nhật Bản sẽ dư ra một số lượng lớn P-3C không sử dụng, và đó là cơ hội tốt với Việt Nam và nhiều nước khác.Nikkei lưu ý rằng, bấy lâu nay Việt Nam đã thể hiện mong muốn mua sắm các máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm. Và nhiều nhà phân tích cho rằng, một khi được chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ nhanh chóng mua sắm từ Mỹ trang bị này. Tuy nhiên, Nhật Bản đang nổi lên như một nhà cung cấp tiềm năng cho quân đội Việt Nam. Theo nguồn tin từ một quan chức Nhật Bản cho biết, Hải quân Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Nhật Bản cung cấp các máy bay chống ngầm P-3C cũ đã loại biên của JMSDF.Những chiếc P-3C cũ của Nhật Bản tuy được sản xuất tại nước này nhưng về mặt chất lượng thì “đảm bảo” là ngang ngửa các mẫu sản xuất tại Mỹ, thậm chí còn có phần tốt hơn nữa. Khó mà nghi ngờ được chất lượng các loại vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất.Theo Nikkei, giá cả không phải là lý do duy nhất cho việt Việt Nam hướng đến Nhật Bản để mua các máy bay P-3C đã cũ. Thứ nhất, là JMSDF có nhiều máy bay P-3C sẵn có khi các máy bay P-1 đã thay thế các máy bay P-3C của JMSDF…Thứ hai, Việt Nam hy vọng sẽ được phía Nhật Bản đào tạo phi công và chuyển giao những kinh nghiệm, kỹ năng quý báu. Việt Nam có thể có được những kỹ năng chiến thuật và kinh nghiệm quý báu từ phía Nhật Bản một cách dễ dàng hơn các đối tác khác, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa hai nước đang ở thời kỳ “thăng hoa”.Không những vậy, theo Nikkei, phía Việt Nam còn hy vọng rằng có thể dễ dàng trau dồi các kỹ năng chiến thuật trên P-3C thông qua các cuộc diễn tập chung với JMSDF.Dự kiến trong năm 2016 này, hai bên sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn cũng nhau. Đối với JMSDF, diễn tập chung là cơ hội thể họ thể hiện các nhiệm vụ nhân đạo, trong khi đó với phía Việt Nam là giúp họ có làm quen trước với máy bay P-3C. Ảnh: P-3C Nhật Bản diễn tập thả ngư lôi chống ngầm.Ngoài vũ khí Mỹ, máy bay P-3C của Nhật Bản còn triển khai vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất. Ví dụ trong ảnh, tên lửa chống hạm ASM-1C do Nhật Bản chế tạo, có tầm bắn xa đến 180km – xa hơn cả mẫu AGM-84 Harpoon mà Mỹ trang bị cho P-3C.Máy bay săn ngầm P-3C của Nhật Bản thả mồi bẫy pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt.
Theo tờ Nikkei của Nhật Bản, do giá bán của máy bay săn ngầm P-3C được tân trang lại từ Mỹ quá đắt (ước tính 80 triệu USD/chiếc), có khả năng Việt Nam sẽ mua P-3C cũ và rẻ hơn từ Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).
Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia sở hữu số lượng máy bay săn ngầm P-3C nhiều nhất thế giới, lên tới 73 chiếc. Đó là còn chưa kể các phiên bản do thám, tác chiến điện tử EP/OP/UP-3C mà nước này sở hữu.
Hiện Nhật Bản đang từng bước thay thế toàn bộ các máy bay P-3C bằng thiết kế máy bay trinh sát – chống ngầm Kawasaki P-1 do nước này tự phát triển, mới đưa vào phục vụ gần đây. Như vậy, Nhật Bản sẽ dư ra một số lượng lớn P-3C không sử dụng, và đó là cơ hội tốt với Việt Nam và nhiều nước khác.
Nikkei lưu ý rằng, bấy lâu nay Việt Nam đã thể hiện mong muốn mua sắm các máy bay tuần tra trinh sát chống ngầm. Và nhiều nhà phân tích cho rằng, một khi được chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam sẽ nhanh chóng mua sắm từ Mỹ trang bị này. Tuy nhiên, Nhật Bản đang nổi lên như một nhà cung cấp tiềm năng cho quân đội Việt Nam. Theo nguồn tin từ một quan chức Nhật Bản cho biết, Hải quân Việt Nam đã chính thức đề nghị phía Nhật Bản cung cấp các máy bay chống ngầm P-3C cũ đã loại biên của JMSDF.
Những chiếc P-3C cũ của Nhật Bản tuy được sản xuất tại nước này nhưng về mặt chất lượng thì “đảm bảo” là ngang ngửa các mẫu sản xuất tại Mỹ, thậm chí còn có phần tốt hơn nữa. Khó mà nghi ngờ được chất lượng các loại vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất.
Theo Nikkei, giá cả không phải là lý do duy nhất cho việt Việt Nam hướng đến Nhật Bản để mua các máy bay P-3C đã cũ. Thứ nhất, là JMSDF có nhiều máy bay P-3C sẵn có khi các máy bay P-1 đã thay thế các máy bay P-3C của JMSDF…
Thứ hai, Việt Nam hy vọng sẽ được phía Nhật Bản đào tạo phi công và chuyển giao những kinh nghiệm, kỹ năng quý báu. Việt Nam có thể có được những kỹ năng chiến thuật và kinh nghiệm quý báu từ phía Nhật Bản một cách dễ dàng hơn các đối tác khác, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa hai nước đang ở thời kỳ “thăng hoa”.
Không những vậy, theo Nikkei, phía Việt Nam còn hy vọng rằng có thể dễ dàng trau dồi các kỹ năng chiến thuật trên P-3C thông qua các cuộc diễn tập chung với JMSDF.
Dự kiến trong năm 2016 này, hai bên sẽ tổ chức một cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn cũng nhau. Đối với JMSDF, diễn tập chung là cơ hội thể họ thể hiện các nhiệm vụ nhân đạo, trong khi đó với phía Việt Nam là giúp họ có làm quen trước với máy bay P-3C. Ảnh: P-3C Nhật Bản diễn tập thả ngư lôi chống ngầm.
Ngoài vũ khí Mỹ, máy bay P-3C của Nhật Bản còn triển khai vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất. Ví dụ trong ảnh, tên lửa chống hạm ASM-1C do Nhật Bản chế tạo, có tầm bắn xa đến 180km – xa hơn cả mẫu AGM-84 Harpoon mà Mỹ trang bị cho P-3C.
Máy bay săn ngầm P-3C của Nhật Bản thả mồi bẫy pháo sáng đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt.