Máy bay săn ngầm Il-38 được biết đến là một trong những loại máy bay tuần tra, chống ngầm mạnh nhất thế giới hiện nay do Liên Xô và Nga sản xuất, nâng cấp. Phiên bản mới nhất của dòng máy bay này mới được Nga phát triển gần đây, có khể phát hiện mục tiêu trên không cách 90km, phát hiện vật thể trên biển trong bán kính 320km, trang bị 9 tấn vũ khí gồm cả tên lửa chống hạm. Hiện chỉ ghi nhận có Nga và Ấn Độ sở hữu mẫu máy bay chống ngầm tuyệt hảo này.Tuy nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác từng hoặc hiện có trong tay một phần dòng máy bay săn ngầm nguy hiểm này. Hay nói cách khác rõ hơn là chúng ta từng sở hữu khung gầm cơ sở phát triển máy bay Il-38 – đó chính là máy bay chở khách Il-18.Theo đó, máy bay săn ngầm Il-38 "Dolphin" (NATO định danh là May) được phát triển dựa trên cơ sở khung gầm máy bay Il-18 do Cục thiết kế Iluyshin thiết kế, được chế tạo bởi nhà máy Moscow số 30 từ năm 1957-1985 với số lượng ít nhất là 678 chiếc. Đơn giá một chiếc tính theo tỷ giá năm 2011 là 24,5 triệu USD/Il-18. Trong ảnh là máy bay chở khách Il-18 của Hàng không dân dụng Việt Nam.Việt Nam từ những năm 1970 đã được Liên Xô cung cấp một số máy bay chở khách Il-18D - phiên bản cải tiến của dòng Il-18 với tầm bay lớn hơn. Những chiếc máy bay Il-18 xuất khẩu cho Việt Nam có chiều dài 35,9m, cao 10,16m, sải cánh 37,4m, trọng lượng không tải 35 tấn và trọng lượng tải tối đa 65 tấn.Il-18 được đánh giá là sở hữu khung thân bền bỉ, tuổi thọ lên tới 45.000 giờ bay.Il-18 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko AI-20M công suất 4.250 mã lực/chiếc với cánh quạt 4 lá AW-68 I đường kính 4,5m cho tốc độ bay tối đa 675km/h, tốc độ bay hành trình 625km/h ở trần bay 8.000m, tầm bay cực đại 6.500km, tầm bay có tải 3.700km, trần bay 11,8km.Đến đầu những năm 1990, hầu hết các máy bay Il-18 của hàng không dân dụng Việt Nam đều được cho nghỉ hưu, nhường chỗ cho các máy bay hiện đại tới từ Mỹ và châu Âu như Airbus, Boeing.Hiện vẫn còn một số máy bay Il-18 nằm tại các khu vực lưu trữ ở sân bay Nội Bài.Máy bay Il-18 của Hàng không dân dụng Việt Nam trong một chuyến bay phục vụ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm các nước trên thế giới.Ngoài phiên bản máy bay săn ngầm Il-38, Il-18 còn được dùng làm nền tảng phát triển máy bay trinh sát - chỉ huy đặc biệt cho Không quân Liên Xô (Nga). Ví dụ như phiên bản trinh sát điện tử Il-20M; máy bay chuyển tiếp trên không Il-20RT; máy bay chỉ huy đường không Il-22.
Máy bay săn ngầm Il-38 được biết đến là một trong những loại máy bay tuần tra, chống ngầm mạnh nhất thế giới hiện nay do Liên Xô và Nga sản xuất, nâng cấp. Phiên bản mới nhất của dòng máy bay này mới được Nga phát triển gần đây, có khể phát hiện mục tiêu trên không cách 90km, phát hiện vật thể trên biển trong bán kính 320km, trang bị 9 tấn vũ khí gồm cả tên lửa chống hạm. Hiện chỉ ghi nhận có Nga và Ấn Độ sở hữu mẫu máy bay chống ngầm tuyệt hảo này.
Tuy nhiên, Việt Nam và nhiều nước khác từng hoặc hiện có trong tay một phần dòng máy bay săn ngầm nguy hiểm này. Hay nói cách khác rõ hơn là chúng ta từng sở hữu khung gầm cơ sở phát triển máy bay Il-38 – đó chính là máy bay chở khách Il-18.
Theo đó, máy bay săn ngầm Il-38 "Dolphin" (NATO định danh là May) được phát triển dựa trên cơ sở khung gầm máy bay Il-18 do Cục thiết kế Iluyshin thiết kế, được chế tạo bởi nhà máy Moscow số 30 từ năm 1957-1985 với số lượng ít nhất là 678 chiếc. Đơn giá một chiếc tính theo tỷ giá năm 2011 là 24,5 triệu USD/Il-18. Trong ảnh là máy bay chở khách Il-18 của Hàng không dân dụng Việt Nam.
Việt Nam từ những năm 1970 đã được Liên Xô cung cấp một số máy bay chở khách Il-18D - phiên bản cải tiến của dòng Il-18 với tầm bay lớn hơn. Những chiếc máy bay Il-18 xuất khẩu cho Việt Nam có chiều dài 35,9m, cao 10,16m, sải cánh 37,4m, trọng lượng không tải 35 tấn và trọng lượng tải tối đa 65 tấn.
Il-18 được đánh giá là sở hữu khung thân bền bỉ, tuổi thọ lên tới 45.000 giờ bay.
Il-18 được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko AI-20M công suất 4.250 mã lực/chiếc với cánh quạt 4 lá AW-68 I đường kính 4,5m cho tốc độ bay tối đa 675km/h, tốc độ bay hành trình 625km/h ở trần bay 8.000m, tầm bay cực đại 6.500km, tầm bay có tải 3.700km, trần bay 11,8km.
Đến đầu những năm 1990, hầu hết các máy bay Il-18 của hàng không dân dụng Việt Nam đều được cho nghỉ hưu, nhường chỗ cho các máy bay hiện đại tới từ Mỹ và châu Âu như Airbus, Boeing.
Hiện vẫn còn một số máy bay Il-18 nằm tại các khu vực lưu trữ ở sân bay Nội Bài.
Máy bay Il-18 của Hàng không dân dụng Việt Nam trong một chuyến bay phục vụ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm các nước trên thế giới.
Ngoài phiên bản máy bay săn ngầm Il-38, Il-18 còn được dùng làm nền tảng phát triển máy bay trinh sát - chỉ huy đặc biệt cho Không quân Liên Xô (Nga). Ví dụ như phiên bản trinh sát điện tử Il-20M; máy bay chuyển tiếp trên không Il-20RT; máy bay chỉ huy đường không Il-22.