Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sputnik News, ông Vasily Kashin - chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Mỹ có thể bắt đầu cung cấp vào Việt Nam máy bay săn ngầm P-3 Orion.“…máy bay tuần tra P-3 Orion sẽ đến Việt Nam ngay sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận. Máy bay chuyên tuần tra Nga đã ngừng sản xuất từ những năm 1990”, ông Kashin nói.Mặc dù Nga cũng có thể chào hàng tới Việt Nam loại máy bay săn ngầm chuyên dụng Il-38N. Tuy nhiên, loại máy bay này đã ngừng sản xuất từ những năm 1990. Số lượng chế tạo cũng không nhiều (khoảng 58 chiếc). Trong khi đó, mẫu máy bay P-3 Orion được Mỹ chế tạo với số lượng rất lớn (đến 700 chiếc) và hiện còn nằm nhiều trong các khu bảo quản lâu dài. Và khi cần Mỹ hoàn toàn có khả năng khôi phục các máy bay tạm ngừng sử dụng.P-3 Orion là loại máy bay săn ngầm bốn động cơ cánh quạt do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển từ những năm 1960, sản xuất từ 1971-1990 với số lượng đến 757 chiếc. Hiện nay có khoảng 17 quốc gia (gồm cả Mỹ) đang sử dụng loại máy bay này, phổ biến nhất là phiên bản P-3C Orion.P-3 Orion là loại máy bay bốn động cơ chống ngầm và giám sát lãnh hải có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, vận tốc hành trình là 610km/h, tầm bay 4400km, bán kính chiến đấu 2490km.Nó mang được 9,1 tấn vũ khí khủng gồm các loại tên lửa AGM-65 Maverick, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-84 SLAAM-ER, các loại ngư lôi tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn MK 46/50/54 hoặc MU IMPACT và các loại mìn, bom chìm,... Ảnh: Máy bay P-3C phóng tên lửa chống hạm Harpoon.Loại máy bay lợi hại này có khả năng bay rất chậm, quần vòng bám sát trên đầu mục tiêu dai dẳng, cuối cùng ra đòn chết chóc bằng những vũ khí khủng của mình.P-3 Orion có thể họat động liên tục trên 12 tiếng, được trang bị cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại FLIR, sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường MAD, hệ thống tín hiệu tiếp nhận trên 99 kênh có khả năng chuyển kênh bất cứ lúc nào cho phép tín hiệu truyền về được xử lý trong thời gian thực,...Ngoài những tính năng và vũ khí khủng nêu trên, P3C orion còn có ưu thế hơn hẳn so với các loại máy bay khác. Đó là sự tin cậy, sau nửa thế kỷ phục vụ, đã có hơn 700 chiếc được sản xuất và được hơn 20 quốc gia sử dụng.Nó phù hợp với triết lý mua sắm quốc phòng của Việt Nam, đó là chỉ mua những vũ khí đã được kiểm định qua thực tế sử dụng. Về mặt này nó hơn hẳn các loại máy bay săn ngầm SC-130J, C-295MPA hay thậm chí là cả Il-38N của Nga. Ảnh: Máy bay tuần tra chống ngầm SC-130J do Mỹ sản xuất.P-3C Orion có tầm hoạt động và tải trọng vũ khí vượt trội so với S-3A Viking và chắc chắn là rẻ hơn P-8 Poseidon.Một lý do quan trọng khác đó là loại máy bay này đang được lực lượng phòng vệ Nhật bản sử dụng rộng rãi. Và người Nhật đã được Mỹ chuyển giao công nghệ, tập đoàn Kawasaki đã sản xuất loại máy bay này từ năm 1978 đến năm 1997. Với sự tin cậy về mặt chính trị và các lợi ích an ninh cốt lõi của Nhật, khi có tình huống chiến tranh xảy ra, Việt Nam hoàn toàn có thể nhận được sự trợ giúp và nguồn cung dồi dào từ phía bạn. Ảnh: P-3C Orion của Nhật Bản mở khoang vũ khí trong thân.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Sputnik News, ông Vasily Kashin - chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí Mỹ có thể bắt đầu cung cấp vào Việt Nam máy bay săn ngầm P-3 Orion.
“…máy bay tuần tra P-3 Orion sẽ đến Việt Nam ngay sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận. Máy bay chuyên tuần tra Nga đã ngừng sản xuất từ những năm 1990”, ông Kashin nói.
Mặc dù Nga cũng có thể chào hàng tới Việt Nam loại máy bay săn ngầm chuyên dụng Il-38N. Tuy nhiên, loại máy bay này đã ngừng sản xuất từ những năm 1990. Số lượng chế tạo cũng không nhiều (khoảng 58 chiếc). Trong khi đó, mẫu máy bay P-3 Orion được Mỹ chế tạo với số lượng rất lớn (đến 700 chiếc) và hiện còn nằm nhiều trong các khu bảo quản lâu dài. Và khi cần Mỹ hoàn toàn có khả năng khôi phục các máy bay tạm ngừng sử dụng.
P-3 Orion là loại máy bay săn ngầm bốn động cơ cánh quạt do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển từ những năm 1960, sản xuất từ 1971-1990 với số lượng đến 757 chiếc. Hiện nay có khoảng 17 quốc gia (gồm cả Mỹ) đang sử dụng loại máy bay này, phổ biến nhất là phiên bản P-3C Orion.
P-3 Orion là loại máy bay bốn động cơ chống ngầm và giám sát lãnh hải có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, vận tốc hành trình là 610km/h, tầm bay 4400km, bán kính chiến đấu 2490km.
Nó mang được 9,1 tấn vũ khí khủng gồm các loại tên lửa AGM-65 Maverick, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-84 SLAAM-ER, các loại ngư lôi tấn công tàu ngầm ở độ sâu lớn MK 46/50/54 hoặc MU IMPACT và các loại mìn, bom chìm,... Ảnh: Máy bay P-3C phóng tên lửa chống hạm Harpoon.
Loại máy bay lợi hại này có khả năng bay rất chậm, quần vòng bám sát trên đầu mục tiêu dai dẳng, cuối cùng ra đòn chết chóc bằng những vũ khí khủng của mình.
P-3 Orion có thể họat động liên tục trên 12 tiếng, được trang bị cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại FLIR, sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường MAD, hệ thống tín hiệu tiếp nhận trên 99 kênh có khả năng chuyển kênh bất cứ lúc nào cho phép tín hiệu truyền về được xử lý trong thời gian thực,...
Ngoài những tính năng và vũ khí khủng nêu trên, P3C orion còn có ưu thế hơn hẳn so với các loại máy bay khác. Đó là sự tin cậy, sau nửa thế kỷ phục vụ, đã có hơn 700 chiếc được sản xuất và được hơn 20 quốc gia sử dụng.
Nó phù hợp với triết lý mua sắm quốc phòng của Việt Nam, đó là chỉ mua những vũ khí đã được kiểm định qua thực tế sử dụng. Về mặt này nó hơn hẳn các loại máy bay săn ngầm SC-130J, C-295MPA hay thậm chí là cả Il-38N của Nga. Ảnh: Máy bay tuần tra chống ngầm SC-130J do Mỹ sản xuất.
P-3C Orion có tầm hoạt động và tải trọng vũ khí vượt trội so với S-3A Viking và chắc chắn là rẻ hơn P-8 Poseidon.
Một lý do quan trọng khác đó là loại máy bay này đang được lực lượng phòng vệ Nhật bản sử dụng rộng rãi. Và người Nhật đã được Mỹ chuyển giao công nghệ, tập đoàn Kawasaki đã sản xuất loại máy bay này từ năm 1978 đến năm 1997. Với sự tin cậy về mặt chính trị và các lợi ích an ninh cốt lõi của Nhật, khi có tình huống chiến tranh xảy ra, Việt Nam hoàn toàn có thể nhận được sự trợ giúp và nguồn cung dồi dào từ phía bạn. Ảnh: P-3C Orion của Nhật Bản mở khoang vũ khí trong thân.