Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Ruslan Pukhov cho biết, tiêm kích tàng hình Su T-50 không chỉ cần được phối hợp phát triển như chương trình FGFA với Ấn Độ mà còn phải cung cấp cho các đối tác như Việt Nam và Algeria, đây là hai quốc gia có chính sách hợp tác kỹ thuật-quân sự độc lập và có nguồn ngân sách riêng để mua sắm vũ khí hiện đại.
Ông Pukhov đưa ra thông tin này khi được Izvestia phỏng vấn liên quan tới tiến độ sản xuất tiêm kích tàng hình Sukhoi T-50 cho Không quân – Vũ trụ Nga (VKS).
|
Tiêm kích tàng hình Su T-50. |
Theo Izvestia, Tập đoàn hàng không Hợp nhất của Nga (United Aircraft Corporation - UAC) đang chuẩn bị một báo cáo sơ bộ về công tác sản xuất những lô hàng đầu tiên của loại siêu tiêm kích tàng hình Su T-50 để cung cấp cho Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga (VKS). Vào ngày 20/6 này, chiếc T-50 thứ 8 sẽ được xuất xưởng tại Komsomolsk-on-Amur, nhằm đáp ứng gần đủ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của đội máy bay tiên tiến thế hệ thứ năm.
Nguồn tin tiết lộ với Izvestia cho biết, các nhà máy hàng không ở vùng Komsomolsk-on-Amur đang trong giai đoạn hoàn thiện sẵn sàng xuất xưởng 4 máy bay chiến đấu Su T-50. Máy bay thứ 9 sẽ xuất xưởng và thực hiện các bài bay thử nghiệm vào tháng 9 này, các máy bay thứ 10 và 11 đang trang giai đoạn hoàn thiện.
Trong khi đó, Tư lệnh Lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga, tướng Viktor Bondarev cho biết, không quân Nga sẽ được biên chế đơn vị máy bay chiến đấu Sukhoi T-50 đầu tiên vào năm 2017.
Việc bàn giao sẽ không dưới 12 chiếc tiêm kích Su T-50, sẽ đủ một phi đội bay. Các máy bay được bàn giao sẽ không bao gồm các máy bay đang trong quá trình thử nghiệm. Do đó vào năm 2017, vì lợi ích quốc gia, sẽ có một phi đội máy bay hoàn toàn mới đáp ứng đầy đủ các thông số kỹ thuật được bàn giao, là những chiếc máy bay đã hoàn thành tất cả các quá trình thử nghiệm, sau đó mới có thể nói đến việc mở rộng mua sắm trang bị thêm T-50, ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho biết.
Tuy nhiên các chuyên gia lưu ý rằng, không nên vui mừng quá khi Nga có đội máy bay chiến đấu T-50, trong khi đối thủ chính của nó là F-22 của Mỹ. Ước tính toàn bộ chi phí phát triển và sản xuất xong 187 máy bay vào khoảng 74 tỷ USD, trung bình mỗi chiếc F-22 có giá khoảng 146 triệu USD. Trong khi đó, chương trình phát triển Su T-50 có giá thành rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov cho biết, quân đội Nga sẽ trang bị một số ít các máy bay chiến đấu thế hệ năm trong kế hoạch trang bị vũ khí nhà nước đến năm 2020. Hợp đồng đầu tiên là 12 chiếc máy bay T-50, sau khi vận hành sử dụng quân đội sẽ đưa ra quyết định mua sắm thêm bao nhiêu bay bay T-50.
Sẽ còn tốn kém thời gian và tiền bạc, cần phải hiểu rằng trên lý thuyết và thực tế vẫn còn một khoảng cách, quá trình tinh chỉnh máy bay sẽ phải mất có thể nhiều năm. Cần lưu ý rằng nguyên mẫu Su-27 (T-10) đã xuất hiện vào năm 1977, nhưng các sản phẩm cuối cùng đã có rất nhiều sự thay đổi trong thiết kế và trang bị để hoàn thiện là máy bay chiến đấu Su-35S, mới chỉ được trang bị trong hai năm trước đây. Số phận của T-50 dường như cũng như vậy, ông Pukhov cho biết.
Tiêm kích tàng hình Su T-50 là máy bay ghế ngồi đơn, có 2 động cơ và là chiếc chiến đấu cơ đầu tiên phục vụ trong không quân Nga có khả năng tàng hình trước radar. Chiếc máy bay được thiết kế để chiếm ưu thế trên không cũng như tấn công các mục tiêu dưới mặt đất một cách linh hoạt.