Tomahawk của Mỹ: tên lửa hành trình chống hạm, tấn công đất liền tầm xa, khối lượng từ (1300-1600)kg, tầm bắn (1700 – 2500) km, tốc độ bay 0,72 Mach (881km/h) dẫn đường bằng quán tính, radar hồng ngoại chủ động và vệ tinh. Tomahawk có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, được phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm hoặc contenơ phóng. Hiện có Anh và Mỹ sử dụng loại này.Kalibr của Nga: tên lửa hành trình chống hạm, tàu ngầm, tấn công đất liền, tầm bắn (220 – 2500) km tùy biến thể, tốc độ (0,8-2,9) Mach, tức vào khoảng 797- 3549km/h. Kalibr được phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hoặc contenơ phóng và có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Algeria đang sở hữu, tuy nhiên hiện nay Kalibr nằm trong danh sách các loại vũ khí cấm xuất khẩu của Liên Bang Nga.Storm Shadow của Pháp: tên lửa hành trình phóng từ tàu hoặc máy bay, tầm hoạt động từ (560-1000) km, vận tốc 0,8 Mach (797 km/h). Storm Shadow sử dụng hệ thống dẫn đường bằng quán tính, ra đa hồng ngoại chủ động và vệ tinh. Hiện có Pháp, Anh, Italia, Hy Lap, Quata, Ảrập, Ai Cập sử dụng loại này.Taurus Kepd của Đức: tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay, tầm hoạt động trên 560km, vận tốc 0,8-0,95 Mach, tức vào khoảng 979-1162km/h và dẫn đường bằng quán tính, định vị trên cơ sở hình ảnh, vệ tinh. Hiện Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc đang sử dụng.Tên lửa chống hạm RBS15 Mk3 của Thụy Điển: tiêu diệt các loại tàu nhỏ, tốc độ cơ động cao. RBS-15Mk3 được thiết kế theo sơ đồ khí động lực học “con vịt” với việc bố trí cánh hình chữ thập, động cơ tuabin phản lực Microturbo TRI 60-2 và 02 máy gia tốc phóng nhiên liệu rắn. Cự ly bay 200km, trong tương lai nhà sản xuất dự định cải tiến tên lửa tăng cự ly hoạt động lên gấp đôi (400km). Hiện nay, tổ hợp tên lửa chống tàu RBS15 Mk3 đã được trang bị cho tàu hộ tống Visby của Thụy Điển, tàu hộ tống dự án 621 của Ba Lan, chiến hạm triển vọng F-125 của Hải quân Đức.Tên lửa Harpoon Block II+ của Hải quân Mỹ: tầm bắn 248 km, trang bị radar mảng pha chủ động, hệ thống định vị vệ tinh GPS và hệ thống dẫn đường quán tính. Trước đây, Harpoon là loại tên lửa diệt hạm do McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) nghiên cứu phát triển từ năm 1965 với tên gọi vũ khí săn cá voi - chính là tiếng lóng của hải quân Mỹ chỉ tàu ngầm Liên Xô.Tên lửa Exocet Block 3 của Pháp: đây là loại tên lửa hành trình chống hạm mới và hiện đại nhất của MBDA với tầm bắn 180 km, điểm ưu việt của Exocet Block 3 không nằm ở tầm bắn mà nằm ở chỗ tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống GPS nên tên lửa bờ này không đi kèm radar tìm mục tiêu như các hệ thống của Nga. Exocet Block 3 bay với 3 quĩ đạo phức tạp để tiếp cận với mục tiêu bằng 10 điểm ngoặt gây khó khăn rất lớn với các hệ thống phòng thủ đối phương. Exocet Block 3 hiện được trang bị trên các khinh hạm lớp Horizon và FREMM của Hải quân Pháp, ngoài ra còn được xuất khẩu cho Hải quân UAE, Qatar, Oman, Malaysia và Morocco.YJ-18 của Trung Quốc: tầm bắn 400 km, sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi tên lửa để nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó, động cơ phản lực phía sau thân tên lửa kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 khiến đạn bay xa 180km. Khi hết nhiên liệu, tầng 1 tách khỏi thân, tầng 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ hành trình pha cuối cực cao, YJ-18 sẽ khiến hỏa lực phòng không hạm tàu đối phương có rất ít thời gian đánh trả.BrahMos của Ấn Độ, sản phẩm hợp tác Nga-Ấn, tốc độ (1- 2,8) Mach tức vào khoảng 1224- 3427 km/h, tầm bắn 290 km, bay với vận tốc siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay nên mục tiêu không có thời gian phân tán và khó bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống vũ khí hiện có nào trên thế giới.Tên lửa hành trình Ra'ad của Quân đội Pakistan: có chiều dài khoảng 4,8m, tầm bắn tối đa 350km. Ra'ad được trang bị hệ thống dẫn đường và định vị hiện đại, đảm bảo tấn công các bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền lẫn trên biển với độ chính xác cao. Hiện có khá ít thông tin về loại tên lửa này nhưng Ra’ad được xem một trong những vũ khí chiến lược của Quân đội Pakistan trong tương lai.
Tomahawk của Mỹ: tên lửa hành trình chống hạm, tấn công đất liền tầm xa, khối lượng từ (1300-1600)kg, tầm bắn (1700 – 2500) km, tốc độ bay 0,72 Mach (881km/h) dẫn đường bằng quán tính, radar hồng ngoại chủ động và vệ tinh. Tomahawk có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, được phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm hoặc contenơ phóng. Hiện có Anh và Mỹ sử dụng loại này.
Kalibr của Nga: tên lửa hành trình chống hạm, tàu ngầm, tấn công đất liền, tầm bắn (220 – 2500) km tùy biến thể, tốc độ (0,8-2,9) Mach, tức vào khoảng 797- 3549km/h. Kalibr được phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay hoặc contenơ phóng và có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Algeria đang sở hữu, tuy nhiên hiện nay Kalibr nằm trong danh sách các loại vũ khí cấm xuất khẩu của Liên Bang Nga.
Storm Shadow của Pháp: tên lửa hành trình phóng từ tàu hoặc máy bay, tầm hoạt động từ (560-1000) km, vận tốc 0,8 Mach (797 km/h). Storm Shadow sử dụng hệ thống dẫn đường bằng quán tính, ra đa hồng ngoại chủ động và vệ tinh. Hiện có Pháp, Anh, Italia, Hy Lap, Quata, Ảrập, Ai Cập sử dụng loại này.
Taurus Kepd của Đức: tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay, tầm hoạt động trên 560km, vận tốc 0,8-0,95 Mach, tức vào khoảng 979-1162km/h và dẫn đường bằng quán tính, định vị trên cơ sở hình ảnh, vệ tinh. Hiện Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc đang sử dụng.
Tên lửa chống hạm RBS15 Mk3 của Thụy Điển: tiêu diệt các loại tàu nhỏ, tốc độ cơ động cao. RBS-15Mk3 được thiết kế theo sơ đồ khí động lực học “con vịt” với việc bố trí cánh hình chữ thập, động cơ tuabin phản lực Microturbo TRI 60-2 và 02 máy gia tốc phóng nhiên liệu rắn. Cự ly bay 200km, trong tương lai nhà sản xuất dự định cải tiến tên lửa tăng cự ly hoạt động lên gấp đôi (400km). Hiện nay, tổ hợp tên lửa chống tàu RBS15 Mk3 đã được trang bị cho tàu hộ tống Visby của Thụy Điển, tàu hộ tống dự án 621 của Ba Lan, chiến hạm triển vọng F-125 của Hải quân Đức.
Tên lửa Harpoon Block II+ của Hải quân Mỹ: tầm bắn 248 km, trang bị radar mảng pha chủ động, hệ thống định vị vệ tinh GPS và hệ thống dẫn đường quán tính. Trước đây, Harpoon là loại tên lửa diệt hạm do McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) nghiên cứu phát triển từ năm 1965 với tên gọi vũ khí săn cá voi - chính là tiếng lóng của hải quân Mỹ chỉ tàu ngầm Liên Xô.
Tên lửa Exocet Block 3 của Pháp: đây là loại tên lửa hành trình chống hạm mới và hiện đại nhất của MBDA với tầm bắn 180 km, điểm ưu việt của Exocet Block 3 không nằm ở tầm bắn mà nằm ở chỗ tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống GPS nên tên lửa bờ này không đi kèm radar tìm mục tiêu như các hệ thống của Nga. Exocet Block 3 bay với 3 quĩ đạo phức tạp để tiếp cận với mục tiêu bằng 10 điểm ngoặt gây khó khăn rất lớn với các hệ thống phòng thủ đối phương. Exocet Block 3 hiện được trang bị trên các khinh hạm lớp Horizon và FREMM của Hải quân Pháp, ngoài ra còn được xuất khẩu cho Hải quân UAE, Qatar, Oman, Malaysia và Morocco.
YJ-18 của Trung Quốc: tầm bắn 400 km, sau khi phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng sẽ sử dụng cánh lái ở phía đuôi tên lửa để nhanh chóng chuyển hướng. Sau đó, động cơ phản lực phía sau thân tên lửa kích hoạt đưa tên lửa vào giai đoạn hành trình với tốc độ Mach 0,8 khiến đạn bay xa 180km. Khi hết nhiên liệu, tầng 1 tách khỏi thân, tầng 2 khởi động đưa tên lửa bay thêm 40km với tốc độ hành trình Mach 2,5-3 (tức là gấp 2,5-3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ hành trình pha cuối cực cao, YJ-18 sẽ khiến hỏa lực phòng không hạm tàu đối phương có rất ít thời gian đánh trả.
BrahMos của Ấn Độ, sản phẩm hợp tác Nga-Ấn, tốc độ (1- 2,8) Mach tức vào khoảng 1224- 3427 km/h, tầm bắn 290 km, bay với vận tốc siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay nên mục tiêu không có thời gian phân tán và khó bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống vũ khí hiện có nào trên thế giới.
Tên lửa hành trình Ra'ad của Quân đội Pakistan: có chiều dài khoảng 4,8m, tầm bắn tối đa 350km. Ra'ad được trang bị hệ thống dẫn đường và định vị hiện đại, đảm bảo tấn công các bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền lẫn trên biển với độ chính xác cao. Hiện có khá ít thông tin về loại tên lửa này nhưng Ra’ad được xem một trong những vũ khí chiến lược của Quân đội Pakistan trong tương lai.