Quan chức Mỹ gần đây tiết lộ, chính quyền Syria đã chuyển giao một số hệ thống vũ khí hiện đại cho nhóm chiến binh Hezbollhah ở Lebanon.
Trong số ra ngày 2/1, tờ Wall Street Journal cho biết thông tin gây sốc, hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh nguy hiểm Yakhont đã được tháo rời và nhập lậu vào Lebanon, trong khi còn có loại vũ khí tiên tiến khác đang được chứa tại một số địa điểm trên lãnh thổ Syria đặt dưới sự kiểm soát của Hezbollah.
Tuy nhiên, cũng theo tờ báo này thì Hezbollah vẫn chưa có tất cả các thành phần cần thiết để vận hành Yakhont - tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh đạt tầm phóng tới 300km.
|
Bệ phóng tên lửa Yakhont trong hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P của Syria.
|
Một quan chức Mỹ cũng xác nhận với tờ The New York Times rằng, có đến 12 tên lửa hành trình Yakhont đang được Hezbollah kiểm soát ở bên trong lãnh thổ Syria và một số thành phần đã được rời tới Lebanon.
Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Yakhont là một trong các thành phần chính của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P mà Syria nhập khẩu của Nga. Đạn tên lửa Yakhont đạt tầm phóng tới 300km, tốc độ bay gấp 2-3 lần vận tốc âm thanh, lắp đầu đạn nặng 300kg.
Đây được xem là một trong những vũ khí diệt hạm tiên tiến nhất thế giới, nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Một phát bắn của nó đủ để khiến tàu hộ vệ, khu trục, thậm chí là cả tàu tuần dương chìm ngay lập tức, hoặc hư hỏng nặng mất sức chiến đấu. Chính vì sự nguy hiểm của Yakhont, mà Israel trong năm 2013 ít nhất một lần cố gắng tấn công phá hủy căn cứ tên lửa Yakhont.
Theo một số báo cáo, đầu tháng 7/2013, Không quân Israel được cho là đã thực hiện một cuộc không kích tấn công căn cứ tên lửa Yakhont ở thành phố Latakia, Syria.
Các quan chức Mỹ nhận định rằng, việc Syria chuyển giao tên lửa Yakhont cho Hezbollah khiến Israel khó khăn hơn trong việc tấn công phá hủy loại vũ khí này trong các cuộc không kích.
|
Đạn tên lửa Yakhont.
|
Jane's đánh giá rằng, khả năng Hezbollah khai thác tên lửa Yakhont với tầm bắn vượt giới hạn đường trân chời là khá thấp, do thiếu máy bay cùng với radar chỉ thị mục tiêu. Dù vậy, loại tên lửa này vẫn là mối đe dọa lớn đối với mục tiêu cố định, nhất là các giếng dầu Israel ở Địa Trung Hải.
Tờ New York Times cũng trích dẫn theo lời nhà phân tích an ninh Isarel Ronen Bergen, tổ chức Hezbollah ở Syria đang kiểm soát một số hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud-D, Scud-C và Fateh-110, đạn phản lực không điều khiển Faij.
Có nhiều ý kiến cho rằng Syria chỉ chuyển giao số lượng nhỏ tên lửa Scud-D (có thể là tên của NATO dành cho tên lửa Hwasong 7 do Triều Tiên chế tạo) có thể đạt tầm bắn đến 700km, cho phép Hezbollah tấn công vào sâu trong lãnh thổ Isarel từ Syria.