MiG-25 là cái tên không lạ, không những thế nó còn rất nổi tiếng trên toàn thế giới bởi tốc độ nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới. Cũng như nhiều mẫu chiến đấu cơ khác, nhà thiết kế Mikoyan cũng phát triển mẫu máy bay dùng cho huấn luyện phi công, định danh là MiG-25PU (phát triển dựa trên mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-25P).
Ngoài tốc độ nhanh khủng khiếp thừa hưởng, MiG-25PU còn có đặc điểm “dị” ở thiết kế buồng lái so với mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu khác trên thế giới.
Trong ảnh là bố trí buồng lái khá lạ của MiG-25PU, 2 khoang lái nằm tách biệt nhau, một dành cho phi công và một dùng cho giáo viên bay kèm. Trên thiết kế máy bay chiến đấu MiG-25 thì phần khoang lái này vốn là mũi máy bay chứa radar. Dường như mũi máy bay được kéo dài và làm lớn hơn để đặt khoang lái. Cận cảnh bên ngoài khoang lái dành cho giáo viên bay.
Nhìn xuống phía dưới khoang lái của phi công học viên.
Từ buồng lái nhìn về phía đuôi chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn nặng hơn 35 tấn. Chiếm diện tích lớn trên máy bay là 2 động cơ cực khỏe R-15B-300 cho tốc độ tối đến Mach 3.2 tức là 3.470km, tuy nhiên phi công được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,83 để bảo toàn tuổi thọ động cơ.
Tuy trọng lượng lớn, nhưng đáng tiếc là khả năng mang vác của MiG-25 khá hạn chế, với chỉ 4 giá treo trên cánh mang được 4 tên lửa dẫn bằng radar hoặc hồng ngoại.
Cận cảnh bộ càng bánh đáp của chiếc MiG-25PU.
“Đột nhập” buồng lái dành cho phi công học viên trên MiG-25PU.
Được thiết kế theo công nghệ những năm 1970 nên không đòi hỏi gì nhiều về độ tiện nghi trên buồng lái MiG-25PU.
Chiếc máy bay này không có màn hình HUD, mọi thông số kỹ thuật bay hiển thị qua chi chít đồng hồ số.
Ghế ngồi của phi công học viên.
Cận cảnh buồng lái của giáo viên bay ngồi sau – đây vốn dĩ là buồng lái chính trên mẫu MiG-25 chiến đấu.
Trên bảng điều khiển có màn hình hiện sóng radar, tuy nhiên biến thể MiG-25PU đã tháo bỏ hoàn toàn radar nên mất đi khả năng mang tên lửa đối không tầm trung dẫn đường bằng radar R-40R, thay vào đó nó vẫn có khả năng mang 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-40R đạt tầm phóng 30km.
MiG-25 là cái tên không lạ, không những thế nó còn rất nổi tiếng trên toàn thế giới bởi tốc độ nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác trên thế giới. Cũng như nhiều mẫu chiến đấu cơ khác, nhà thiết kế Mikoyan cũng phát triển mẫu máy bay dùng cho huấn luyện phi công, định danh là MiG-25PU (phát triển dựa trên mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-25P).
Ngoài tốc độ nhanh khủng khiếp thừa hưởng, MiG-25PU còn có đặc điểm “dị” ở thiết kế buồng lái so với mẫu máy bay huấn luyện chiến đấu khác trên thế giới.
Trong ảnh là bố trí buồng lái khá lạ của MiG-25PU, 2 khoang lái nằm tách biệt nhau, một dành cho phi công và một dùng cho giáo viên bay kèm. Trên thiết kế máy bay chiến đấu MiG-25 thì phần khoang lái này vốn là mũi máy bay chứa radar. Dường như mũi máy bay được kéo dài và làm lớn hơn để đặt khoang lái.
Cận cảnh bên ngoài khoang lái dành cho giáo viên bay.
Nhìn xuống phía dưới khoang lái của phi công học viên.
Từ buồng lái nhìn về phía đuôi chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn nặng hơn 35 tấn. Chiếm diện tích lớn trên máy bay là 2 động cơ cực khỏe R-15B-300 cho tốc độ tối đến Mach 3.2 tức là 3.470km, tuy nhiên phi công được khuyến cáo chỉ nên bay ở tốc độ Mach 2,83 để bảo toàn tuổi thọ động cơ.
Tuy trọng lượng lớn, nhưng đáng tiếc là khả năng mang vác của MiG-25 khá hạn chế, với chỉ 4 giá treo trên cánh mang được 4 tên lửa dẫn bằng radar hoặc hồng ngoại.
Cận cảnh bộ càng bánh đáp của chiếc MiG-25PU.
“Đột nhập” buồng lái dành cho phi công học viên trên MiG-25PU.
Được thiết kế theo công nghệ những năm 1970 nên không đòi hỏi gì nhiều về độ tiện nghi trên buồng lái MiG-25PU.
Chiếc máy bay này không có màn hình HUD, mọi thông số kỹ thuật bay hiển thị qua chi chít đồng hồ số.
Ghế ngồi của phi công học viên.
Cận cảnh buồng lái của giáo viên bay ngồi sau – đây vốn dĩ là buồng lái chính trên mẫu MiG-25 chiến đấu.
Trên bảng điều khiển có màn hình hiện sóng radar, tuy nhiên biến thể MiG-25PU đã tháo bỏ hoàn toàn radar nên mất đi khả năng mang tên lửa đối không tầm trung dẫn đường bằng radar R-40R, thay vào đó nó vẫn có khả năng mang 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-40R đạt tầm phóng 30km.