Giải mã căn cứ trực thăng trên cây của Mỹ ở VN

Google News

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng lập căn cứ trực thăng trên các cây cao để đổ bộ binh lính xuống chiến trường.

Tờ Medium gần đây có bài viết tiết lộ về căn cứ trực thăng trên cây bí ẩn này trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. 
Mục đích đối phó chiến tranh du kích
Dự án này được khởi động từ đầu những năm 1960 như là một giải pháp thực tiễn để giải quyết một vấn đề gây nhiều tranh cãi của quân đội Mỹ trong chiến tranh ở Việt Nam lúc bấy giờ.
Ba năm trước đó, các trực thăng đầu tiên của quân đội Mỹ đã tới Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ động tốc độ cao binh lính tới và rút khỏi vùng chiến sự. Nhận thấy trực thăng vẫn cần cho các cuộc đổ bộ lớn, mở rộng phạm vi dưới đất hơn, để chống lại lực lượng du kích của Quân Giải phóng miền Nam hoạt động trong những tán rừng rậm.
Giai ma can cu truc thang tren cay cua My o VN
Tác chiến trong môi trường rừng rậm khiến nhiều lợi thế của quân đội hiện đại như Mỹ bị hạn chế.
“Môi trường rừng rầm thường vô hiệu hóa lợi thế quân sự của các quốc gia sở hữu công nghệ hiện đại. Nhưng nó sẽ trở nên hữu hích nếu những nước này có thể sử dụng ngay thảm thực vật của khu rừng để triển khai các kỹ thuật tiên tiến”, một báo cáo thử nghiệm của quân đội Mỹ ghi nhận.
Trước vấn đề trên, Phòng thí nghiệm chiến tranh hạn chế LWL của quân đội Mỹ ở Maryland đã nhanh chóng xem xét một giải pháp khắc phục mới lạ. Các kỹ sư tại đây đã đề xuất việc tạo ra một mặt phẳng đên đỉnh ngọn cây để trực thăng có thể đáp xuống và thả quân lính xuống chiến trường.
“Nền tảng này sẽ phục vụ giống như một căn cứ cho phép việc thả và thu quân lính cùng vật tư, sơ tán thương binh, đặt trạm quan sát, thiết lập trạm nghe lén từ xa trong những tán rừng già để tăng cường an ninh”, các nhân viên của phòng thí nghiệm giải thích trong một báo cáo tiến độ năm 1964.
Sau đó Phòng thí nghiệm đã thuê công ty Geometrics xây dựng một Hệ thống nền tảng làm bãi đáp trên vòm cây rừng (Jungle Canopy Platform System) mới. Thành phần chính của nó gồm có hai lưới thép không gỉ và một sàn đáp hình lục giác làm bằng các ống nhôm được phủ ngoài bắng lưới nylon.
Cách lắp đặt bãi đáp trực thăng trên cây
Đầu tiên, các trực thăng của Mỹ sẽ lắp đặt các thành phần cơ bản xuống tán rừng từ trên không. Với một hộp thiết bị treo ở bên dưới, các trực thăng UH-1B sẽ thả các tấm lưới thép theo khuôn đan chéo nhau. Một chiếc trực thăng UH-1 khác sẽ hạ một sàn đáp vào giữa vị trí lưới thép.
Giai ma can cu truc thang tren cay cua My o VN-Hinh-2
Trực thăng thả khung sàn đáp xuống giữa tấm lưới thép.
Tiếp theo sau, các binh sĩ sẽ thực hiện việc sắp xếp, cố định vị trí sàn đáp trên các cây. Quân đội Mỹ thậm chí còn nghĩ rằng họ các thể đáp cả máy bay phản lực trên các sàn đỗ này ở trên đỉnh khu rừng để tạo ra sự triển khai nhanh hơn so với các trực thăng.
Trên sàn đáp này, các binh sĩ cuối cùng có thể đổ bộ xuống khu rừng bằng dây. Hoặc sử dụng loại tời lắp một lồng chuyên dụng để kéo các thương binh lên trên đợi các trực thăng cứu thương tới.
Theo tính toán của các kỹ sư Mỹ, sàn đáp này có thể hỗ trợ cho 10.000 pounds (khoảng 4.536 kg), đủ để cho một trạm chỉ huy đầy đủ với các thiết bị vô tuyến hoặc thậm chí cả một khẩu pháo để tấn công.
Không những thế, mỗi một căn cứ như này còn đặt một bình nhiên liệu ở bên cạnh để cho các trực thăng có thể nạp và bay về nơi đóng quân.
Thử nghiệm không mấy khả quan
Trước khi gửi các hệ thống tới Việt Nam, phòng thí nghiệm đã thực hiện lập các căn cứ trực thăng trên cây ở Aberdeen Proving Ground tại Maryland và trong các khu rừng nhiệt đới gần Hilo, Hawaii.
Các thử nghiệm đã chứng minh hệ thống làm việc khá tốt, nhưng thiết bị phát điện của nó quá ồn ào, và nền tảng này lại quá không ổn định nếu lắp một khẩu đội súng cối ở trên. Đồng thời các lồng chứa thương binh đợi trực thăng tới cứu thương lại quá phức tạp và có thể gây hại thêm cho các binh sĩ bị thương.
Giai ma can cu truc thang tren cay cua My o VN-Hinh-3
Lính Mỹ đang cố định sàn đáp trên đỉnh các ngọn cây.
Hơn nữa do không có các hàng rào bảo vệ, các binh sĩ có nguy cơ ngã hoặc bị đẩy ra khỏi sàn đáp. Trong một lần thử nghiệm, một cần trục kéo còn bị rơi khỏi sàn đáp. Nhưng may mắn là nó đã không rơi trúng ai lúc đó.
Dù có các kết quả như vậy, quân đội Mỹ cho rằng các nền tảng đã sẵn sàng được đưa đi thử nghiệm thực địa. Tuy nhiên, sau khi đào tạo các binh sĩ trên thiết bị mới, Đội thử nghiệm mô hình thiết bị quân đội Mỹ ở Việt Nam dường như nhận thấy không có bất cứ ai muốn sử dụng những thiết bị này.
Các chuyên viên thẩm định đã dừng các nghiên cứu của họ. Nhưng khi các nhà thử nghiệm định chuyển thiết bị trở lại Mỹ, thì Sư đoàn Không kỵ số 1 và Sư đoàn Bộ binh số 4 của Mỹ đã yêu cầu được thử nghiệm. Hai đơn vị này đã muốn thử xem họ có thể xây dựng các ngôi nhà trên cây cho các trực thăng CH-47 lớn hơn của họ hay không.
Sau khi theo dõi các nguyên mẫu vẫn còn ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã trao chúng cho cả hai đơn vị trên.
Tiếp tục cải tiến vẫn không ai thích thú
Với những thông tin mới từ các binh sĩ đang ở Việt Nam, Phòng thí nghiệm LWL đã cải tiến thiết kế cơ bản. Ba năm sau đó LWL đã thực hiện chuyến hành trình đầu tiên tới Đông Nam Á và các kỹ sư của nó đã gửi một phiên bản sân bay trực thăng mới tới Việt Nam.
Nhưng bất chấp những lợi ích được quan tâm, các binh sĩ Mỹ vẫn thờ ơ về đề xuất này. Trong khi đó, quân đội Mỹ đã đổi cả tên dự án thành “Căn cứ trực thăng di động ở mọi địa hình” (All Terrain Portable Heliport) và sau đó gọi đơn giản là “Nền tảng, vận chuyển hàng không” (Platform, Air Transportable).
Giai ma can cu truc thang tren cay cua My o VN-Hinh-4
Bãi đáp trên khu đất rừng thưa.
Bên cạnh đó ngoài tính đến chuyện thả các sàn trên ngọn cây, thiết kế mới còn có thể cho phép nền tảng đặt cả ở trên đất, đặc biệt hữu dụng ở các khu vực đất đầm lầy và đất mềm khác.
Nhưng tới năm 1969, dự án đã chết hoàn toàn. Lầu Năm Góc đã quyết định đưa ra một con đường mới hoàn toàn để khắc phục các vấn đề đổ bộ tại các khu rùng rậm.
Chuyển sang ném bom phá rừng
Trong dự án có biệt danh “Combat Trap” (Bẫy chiến đấu), Không quân Mỹ đã bắt đầu thả số lượng bom khổng lồ để phá hủy cây cối và tạo ra một chiến trường thoáng để cho các trực thăng hạ cánh xuống. Loại bom được sử dụng cho mục tiêu này chính là loại M-121 đã được sử dụng số lượng lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Sau khi dội 12.000 pounds (khoảng 5,5 tấn) bom khiến cho các khu rừng bị khô héo, Không quân Mỹ đã dội thêm 15.000 pounds (khoảng 6,8 tấn) bom mới loại BLU-82 để đốt cháy các khu rừng. Thường được mệnh danh là “Daisy cutters” (Lưỡi cắt hoa cúc), những quả bom khổng lồ này trở thành loại vũ khí quá nặng đối với các máy bay chiến đấu thông thường.
Thay vì, sử dụng các loại máy bay vận tải 4 động cơ để thả bom BLU-82 xuống Việt Nam và sau đó Campuchia, quân đội Mỹ đã sử dụng các trực thăng vận tải khổng lồ CH-54 để thực hiện nhiệm vụ này.
Lâu Năm Góc sau đó còn mang các bom hạng nặng mới hơn để thay thế Daisy Cutters, từ đó cũng không bao giờ tìm thấy một dự án bãi bãi đáp máy bay từ trên không nào nữa.
Văn Biên

Bình luận(0)