Trong số các quân binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có một binh chủng đặc biệt mà rất ít người để ý hay biết về nó. Đó chính là binh chủng hóa học – một lực lượng cực kỳ đặc biệt với chức năng chính là bảo đảm hóa học cho tác chiến và làm nòng cốt trong phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânBinh chủng Hóa học- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Ảnh: Xe khí tài phòng hóa của Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânTheo bài viết “Binh chủng đặc biệt: Bộ đội hóa học” của tác giả My Lăng – báo Tuổi Trẻ, những người lính hóa học thường xuất hiện với trang phục rất lạ trong mọi thời tiết. Đó như là bộ trang phục của “nhà du hành vũ trụ” kín mít từ đầu xuống chân không một chỗ hở. Thực ra, đó là trang bị đặc chủng của bộ đội hóa học. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânCách rèn luyện thể lực của bộ đội hóa học cũng vô cùng độc đáo. Giữa trưa nắng, mặc trang phục đặc chủng chất liệu như cao su, cách ly cơ thể hoàn toàn với môi trường bên ngoài (độ kín khít gần như tuyệt đối, không khí không lọt vào được, khí oxy được cung cấp qua mặt nạ) rồi…miệt mài chạy bộ. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânĐồng chí Thượng tá Vũ Văn Hải - chủ nhiệm chính trị lữ đoàn phòng hóa 87 cho Tuổi trẻ biết: “Cứ thứ sáu hằng tuần là lại đi bộ, chạy bộ, tầm 30-60 phút để rèn sức khỏe của bộ đội trong khí tài, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của bộ đội. Nhìn đi tưởng nhàn hạ vậy chứ người bình thường không rèn luyện chỉ 2-5 phút mặc bộ trang phục đặc chủng đó đi dưới trời nắng là ngợp không thở nổi, phải cởi ra ngay lập tức hoặc ngất”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân“Trong thực tế có lúc chúng tôi phải xử lý liên tục 2-3 tiếng với hàng đống máy móc bị nhiễm chất độc hóa học, phải tiêu tẩy cả một trận địa pháo. Cho nên nếu bình thường mà lười không rèn luyện sẽ bị ngất khi làm nhiệm vụ. Trang bị này cả khí tài và mặt nạ khoảng 5kg. Mặc bộ đồ này khó thở lắm, phải thở qua bộ lọc. Người chưa bao giờ rèn luyện nếu mặc đảm bảo sẽ không chịu nổi, ngất ngay. Anh em cứ đùa nhau là không có cơ hội để béo vì tuần nào cũng rèn thế này”, một chiến sĩ hóa học cho biết. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânChủ nhiệm chính trị lữ đoàn 87 cho biết các sĩ quan, chiến sĩ lữ đoàn đều tốt nghiệp từ Trường Sĩ quan phòng hóa. “Năm nay lấy điểm đầu vào đợt 1 là 24,5 điểm. Chỉ tiêu rất hạn chế”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânAnh kể giảng đường của những sĩ quan hóa học tương lai là phòng thí nghiệm. “Chúng tôi phải tìm hiểu và nắm rất vững về các loại hóa chất”, anh Hải nói. Ngay từ năm thứ nhất thời học viên, họ đã có lịch “rèn luyện khí tài 3km”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânCó một điều cũng ít ai biết là dù ở giữa thời bình, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học vẫn ngày ngày phải xử lý hàng tấn chất độc còn xót lại sau chiến tranh. Ví dụ như với Lữ đoàn hóa học 87 đã tham gia nhiều dự án như xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa (nhiều giai đoạn) và sân bay Đà Nẵng; xử lý khí clo rò rỉ ở nhà máy A-42 (quân chủng phòng không không quân); thu gom xử lý 91,5 tấn chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh ở kho khí tài K62 (Nhơn Trạch, Đồng Nai)... Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânTheo đồng chí Đại úy Nguyễn Anh Thắng – Lữ đoàn 87 cho biết, khi làm dự án tẩy rửa chất độc ở sân bay quân sự Biên Hòa - căn cứ của máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, cứ một đợt kéo dài 2-3 tháng thì cũng là ngần ấy thời gian anh em bộ đội hóa học “ăn dầm nằm dề” ở đó. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân“Không để kéo dài qua mùa mưa, chất độc sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân. Chúng tôi làm liên tục, chỉ có ngày chủ nhật mới nghỉ, có hôm làm đến 21-22g, cứ làm 60 phút lại nghỉ 30 phút để lấy lại sức. Mỗi lần uống nước thì ra khu vực nhà cách ly. Khi ăn phải tiêu tẩy sơ bộ, tắm rửa rồi ra khu vực khác cách ly với khu vực đang xử lý để ăn uống”, anh Thắng nói. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânĐại úy Thắng tâm sự: “Có lúc mùi chất độc dioxin xộc lên như thuốc sâu. Mình nặng 57kg, làm 9-10 tiếng xong mất nước tới 3 lít, sụt ngay 2-3kg”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânNgoài ra, những người lính hóa học còn phải đảm nhận nhiệm vụ đối phó, xử lý các tình huống cháy nổ, rò rỉ hóa chất từ các nhà máy khu công nghiệp, các đợt dịch bệnh, thảm họa hóa chất và đặc biệt là chiến tranh hóa học công nghệ cao. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dânTrong các đơn vị “chiến đấu” thuộc Binh chủng Hóa học thì Lữ đoàn phòng hóa 87 thành lập tháng 8/2008 với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm tác chiến ở chiến trường miền Nam, khắc phục sự cố hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh, tham gia phòng chống khủng bố, chống bạo loạn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Trong số các quân binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có một binh chủng đặc biệt mà rất ít người để ý hay biết về nó. Đó chính là binh chủng hóa học – một lực lượng cực kỳ đặc biệt với chức năng chính là bảo đảm hóa học cho tác chiến và làm nòng cốt trong phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Binh chủng Hóa học- trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một binh chủng chuyên môn kỹ thuật của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Quân đội, nghi binh đánh lừa địch bằng màn khói. Ảnh: Xe khí tài phòng hóa của Binh chủng Hóa học. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Theo bài viết “Binh chủng đặc biệt: Bộ đội hóa học” của tác giả My Lăng – báo Tuổi Trẻ, những người lính hóa học thường xuất hiện với trang phục rất lạ trong mọi thời tiết. Đó như là bộ trang phục của “nhà du hành vũ trụ” kín mít từ đầu xuống chân không một chỗ hở. Thực ra, đó là trang bị đặc chủng của bộ đội hóa học. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Cách rèn luyện thể lực của bộ đội hóa học cũng vô cùng độc đáo. Giữa trưa nắng, mặc trang phục đặc chủng chất liệu như cao su, cách ly cơ thể hoàn toàn với môi trường bên ngoài (độ kín khít gần như tuyệt đối, không khí không lọt vào được, khí oxy được cung cấp qua mặt nạ) rồi…miệt mài chạy bộ. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Đồng chí Thượng tá Vũ Văn Hải - chủ nhiệm chính trị lữ đoàn phòng hóa 87 cho Tuổi trẻ biết: “Cứ thứ sáu hằng tuần là lại đi bộ, chạy bộ, tầm 30-60 phút để rèn sức khỏe của bộ đội trong khí tài, sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của bộ đội. Nhìn đi tưởng nhàn hạ vậy chứ người bình thường không rèn luyện chỉ 2-5 phút mặc bộ trang phục đặc chủng đó đi dưới trời nắng là ngợp không thở nổi, phải cởi ra ngay lập tức hoặc ngất”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
“Trong thực tế có lúc chúng tôi phải xử lý liên tục 2-3 tiếng với hàng đống máy móc bị nhiễm chất độc hóa học, phải tiêu tẩy cả một trận địa pháo. Cho nên nếu bình thường mà lười không rèn luyện sẽ bị ngất khi làm nhiệm vụ. Trang bị này cả khí tài và mặt nạ khoảng 5kg. Mặc bộ đồ này khó thở lắm, phải thở qua bộ lọc. Người chưa bao giờ rèn luyện nếu mặc đảm bảo sẽ không chịu nổi, ngất ngay. Anh em cứ đùa nhau là không có cơ hội để béo vì tuần nào cũng rèn thế này”, một chiến sĩ hóa học cho biết. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Chủ nhiệm chính trị lữ đoàn 87 cho biết các sĩ quan, chiến sĩ lữ đoàn đều tốt nghiệp từ Trường Sĩ quan phòng hóa. “Năm nay lấy điểm đầu vào đợt 1 là 24,5 điểm. Chỉ tiêu rất hạn chế”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Anh kể giảng đường của những sĩ quan hóa học tương lai là phòng thí nghiệm. “Chúng tôi phải tìm hiểu và nắm rất vững về các loại hóa chất”, anh Hải nói. Ngay từ năm thứ nhất thời học viên, họ đã có lịch “rèn luyện khí tài 3km”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Có một điều cũng ít ai biết là dù ở giữa thời bình, nhưng các cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học vẫn ngày ngày phải xử lý hàng tấn chất độc còn xót lại sau chiến tranh. Ví dụ như với Lữ đoàn hóa học 87 đã tham gia nhiều dự án như xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hòa (nhiều giai đoạn) và sân bay Đà Nẵng; xử lý khí clo rò rỉ ở nhà máy A-42 (quân chủng phòng không không quân); thu gom xử lý 91,5 tấn chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh ở kho khí tài K62 (Nhơn Trạch, Đồng Nai)... Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Theo đồng chí Đại úy Nguyễn Anh Thắng – Lữ đoàn 87 cho biết, khi làm dự án tẩy rửa chất độc ở sân bay quân sự Biên Hòa - căn cứ của máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, cứ một đợt kéo dài 2-3 tháng thì cũng là ngần ấy thời gian anh em bộ đội hóa học “ăn dầm nằm dề” ở đó. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
“Không để kéo dài qua mùa mưa, chất độc sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân. Chúng tôi làm liên tục, chỉ có ngày chủ nhật mới nghỉ, có hôm làm đến 21-22g, cứ làm 60 phút lại nghỉ 30 phút để lấy lại sức. Mỗi lần uống nước thì ra khu vực nhà cách ly. Khi ăn phải tiêu tẩy sơ bộ, tắm rửa rồi ra khu vực khác cách ly với khu vực đang xử lý để ăn uống”, anh Thắng nói. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Đại úy Thắng tâm sự: “Có lúc mùi chất độc dioxin xộc lên như thuốc sâu. Mình nặng 57kg, làm 9-10 tiếng xong mất nước tới 3 lít, sụt ngay 2-3kg”. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Ngoài ra, những người lính hóa học còn phải đảm nhận nhiệm vụ đối phó, xử lý các tình huống cháy nổ, rò rỉ hóa chất từ các nhà máy khu công nghiệp, các đợt dịch bệnh, thảm họa hóa chất và đặc biệt là chiến tranh hóa học công nghệ cao. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
Trong các đơn vị “chiến đấu” thuộc Binh chủng Hóa học thì Lữ đoàn phòng hóa 87 thành lập tháng 8/2008 với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm tác chiến ở chiến trường miền Nam, khắc phục sự cố hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh, tham gia phòng chống khủng bố, chống bạo loạn. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân