Trong buổi họp báo cùng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang vào chiều ngày hôm kia (23/5), Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam kéo dài suốt 50 năm qua. Như vậy, kể từ thời điểm này, Việt Nam đã có thể nhập khẩu các loại vũ khí tối tân do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: ZingTheo chuyên gia phân tích quốc phòng Mỹ Franklin "Chuck" Spinney, Việt Nam có thể tìm kiếm khả năng mua tàu chiến LCS hoặc tiêm kích F-16 từ Mỹ.Ông này cũng tin rằng, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác quân sự song phương với Mỹ, trong đó sẽ gồm thỏa thuận cho thuê căn cứ quân sự ở Cam Ranh và tổ chức cuộc diễn tập huấn luyện tác chiến chung. Ảnh: Tàu chiến LCS lớp Independence của Hải quân.Vị chuyên gia đề cập tới tàu chiến LCS trong “danh mục” vũ khí Mỹ mà Việt Nam có thể mua âu cũng là hợp lý. Bởi Việt Nam hiện cần các tàu tuần tra để bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông.Tàu chiến ven bờ (littoral combat ship - LCS) là hiện thực hóa của khái niệm do cựu Bộ trưởng Hải quân Gordon R. England đặt ra, "thiết lập một tàu chiến nhỏ, nhanh, cơ động và tương đối rẻ tiền so với gia đình tàu khu trục DD (X)". Lớp tàu LCS dễ dàng cấu hình cho nhiều vai trò khác nhau gồm: tác chiến chống ngầm; rà phá thủy lôi; tác chiến chống hạm; trinh thám; giám sát; phòng thủ bờ biển; tác chiến đặc biệt và hậu cần.Hiện chương trình tàu chiến LCS được phát triển thành hai phiên bản chính gồm: Lớp Freedom có lượng giãn nước 3.500 tấn, dài 115m, rộng 17,5m, thủy thủ đoàn 50-98 người, dự trữ hành trình 21 ngày.Và lớp Independence thiết kế ba thân cho tốc độ tốc đa đến 44 hải lý/h, tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.100 tấn, dài 127,4m, thủy thủ đoàn chỉ cần 43 người.Hỏa lực ban đầu của lớp tàu chiến LCS Việt Nam có thể mua “khá nhẹ”, chỉ có pháo hạm Mk110 cỡ 57mm……và tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM hoặc SeaRAM.Theo thiết kế của tàu chiến LCS, kết cấu module của tàu cho phép triển khai các hệ thống tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tầm xa. Và việc này vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện. Thành tựu gần đây nhất là các cuộc thử thành công tên lửa chống hạm NSM có tầm phóng gần 200km trên các tàu LCS.Còn tiêm kích F-16 là một cái tên không hề lạ - đây là một trong những dòng máy bay chiến đấu đa nặng hạng nhẹ tuyệt vời nhất trong lịch sử máy bay phản lực của CNQP Mỹ. Nó được thiết kế trên cơ sở những kinh nghiệm trong giao chiến với tiêm kích MiG của Không quân Nhân dân Việt Nam. Thế nên, F-16 có thể được xem là ứng cử viên tốt nhất thay thế các MiG-21 đã lỗi thời.F-16 được biết đến là chiến đấu cơ nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh, hệ thống cảm biến tiên tiến. Khoảng 4.540 chiếc F-16 đã được người Mỹ sản xuất suốt từ năm 1973 tới nay và xuất khẩu tới khoảng 25 nước trên thế giới. Phiên bản chủ yếu F-16 mà Lockheed Martin hiện còn sản xuất là F-16C/D (ra mắt năm 1984) cùng các phiên bản cải tiến nhỏ dựa trên bản C/D như F-16E/F (xuất khẩu cho UAE), F-16IQ (xuất khẩu cho Iraq).F-16 được trang bị một động cơ phản lực F110-GE-129 cho tốc độ bay tối đa lên tới 2.120 km/h, bán kính tác chiến (với 4 bom 450km) là 550km, trần bay 15,2km, tốc độ leo cao 254m/s.F-16 có khả năng mang tới 7,7 tấn vũ khí (vượt trội MiG-29 của Liên Xô/Nga) cho phép mang vác nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, chống hạm, tên lửa hành trình và các loại bom thông minh.
Trong buổi họp báo cùng Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang vào chiều ngày hôm kia (23/5), Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chính thức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam kéo dài suốt 50 năm qua. Như vậy, kể từ thời điểm này, Việt Nam đã có thể nhập khẩu các loại vũ khí tối tân do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: Zing
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Mỹ Franklin "Chuck" Spinney, Việt Nam có thể tìm kiếm khả năng mua tàu chiến LCS hoặc tiêm kích F-16 từ Mỹ.
Ông này cũng tin rằng, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác quân sự song phương với Mỹ, trong đó sẽ gồm thỏa thuận cho thuê căn cứ quân sự ở Cam Ranh và tổ chức cuộc diễn tập huấn luyện tác chiến chung. Ảnh: Tàu chiến LCS lớp Independence của Hải quân.
Vị chuyên gia đề cập tới tàu chiến LCS trong “danh mục” vũ khí Mỹ mà Việt Nam có thể mua âu cũng là hợp lý. Bởi Việt Nam hiện cần các tàu tuần tra để bảo vệ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông.
Tàu chiến ven bờ (littoral combat ship - LCS) là hiện thực hóa của khái niệm do cựu Bộ trưởng Hải quân Gordon R. England đặt ra, "thiết lập một tàu chiến nhỏ, nhanh, cơ động và tương đối rẻ tiền so với gia đình tàu khu trục DD (X)". Lớp tàu LCS dễ dàng cấu hình cho nhiều vai trò khác nhau gồm: tác chiến chống ngầm; rà phá thủy lôi; tác chiến chống hạm; trinh thám; giám sát; phòng thủ bờ biển; tác chiến đặc biệt và hậu cần.
Hiện chương trình tàu chiến LCS được phát triển thành hai phiên bản chính gồm: Lớp Freedom có lượng giãn nước 3.500 tấn, dài 115m, rộng 17,5m, thủy thủ đoàn 50-98 người, dự trữ hành trình 21 ngày.
Và lớp Independence thiết kế ba thân cho tốc độ tốc đa đến 44 hải lý/h, tàu có lượng giãn nước toàn tải 3.100 tấn, dài 127,4m, thủy thủ đoàn chỉ cần 43 người.
Hỏa lực ban đầu của lớp tàu chiến LCS Việt Nam có thể mua “khá nhẹ”, chỉ có pháo hạm Mk110 cỡ 57mm…
…và tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM hoặc SeaRAM.
Theo thiết kế của tàu chiến LCS, kết cấu module của tàu cho phép triển khai các hệ thống tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tầm xa. Và việc này vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện. Thành tựu gần đây nhất là các cuộc thử thành công tên lửa chống hạm NSM có tầm phóng gần 200km trên các tàu LCS.
Còn tiêm kích F-16 là một cái tên không hề lạ - đây là một trong những dòng máy bay chiến đấu đa nặng hạng nhẹ tuyệt vời nhất trong lịch sử máy bay phản lực của CNQP Mỹ. Nó được thiết kế trên cơ sở những kinh nghiệm trong giao chiến với tiêm kích MiG của Không quân Nhân dân Việt Nam. Thế nên, F-16 có thể được xem là ứng cử viên tốt nhất thay thế các MiG-21 đã lỗi thời.
F-16 được biết đến là chiến đấu cơ nhỏ gọn, cơ động cao, hỏa lực mạnh, hệ thống cảm biến tiên tiến. Khoảng 4.540 chiếc F-16 đã được người Mỹ sản xuất suốt từ năm 1973 tới nay và xuất khẩu tới khoảng 25 nước trên thế giới. Phiên bản chủ yếu F-16 mà Lockheed Martin hiện còn sản xuất là F-16C/D (ra mắt năm 1984) cùng các phiên bản cải tiến nhỏ dựa trên bản C/D như F-16E/F (xuất khẩu cho UAE), F-16IQ (xuất khẩu cho Iraq).
F-16 được trang bị một động cơ phản lực F110-GE-129 cho tốc độ bay tối đa lên tới 2.120 km/h, bán kính tác chiến (với 4 bom 450km) là 550km, trần bay 15,2km, tốc độ leo cao 254m/s.
F-16 có khả năng mang tới 7,7 tấn vũ khí (vượt trội MiG-29 của Liên Xô/Nga) cho phép mang vác nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, chống hạm, tên lửa hành trình và các loại bom thông minh.