Theo truyền thông quốc tế, Việt Nam vẫn đang tích cực tìm kiếm ứng viên mới thay thế dòng máy bay MiG-21 đã lỗi thời. Các ứng viên mà Việt Nam đang xem xét được cho là gồm Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, JAS-39 Gripen. Tuy nhiên, khả năng mua các loại máy bay này là rất thấp, một phần do chúng có đơn giá cao khủng khiếp.Ngoài các máy bay trên, theo hãng thông tấn Reuters, Việt Nam cũng con quan tâm tới dòng máy bay tiêm kích FA-50 do Hàn Quốc sản xuất. Dù đến từ quốc gia có nền công nghiệp hàng không không bằng Nga, Mỹ hay Pháp. Thế nhưng gần đây FA-50 lại đang thu hút đang kể các khách hàng tới từ châu Á, điển hình là Philippines, Iraq.FA-50 là phiên bản chiến đấu đa nhiệm của dòng máy bay huấn luyện chiến đấu tốc độ siêu âm T-50 "Đại bàng vàng" do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) phát triển từ cuối những năm 1990. Chính thức giới thiệu ra thị trường thế giới năm 2005.Kể từ đó tới nay, Hàn Quốc đã ký hợp đồng xuất khẩu thành công 56 chiếc T-50 gồm nhiều phiên bản (cả FA-50) tới 4 quốc gia trên thế giới. Và tương lai hứa hẹn KAI sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.Gặt hái được nhiều thành công vượt trên cả mong đợi như vậy, rõ ràng T-50 sở hữu những tính năng ấn tượng. Mới đây, trong cuộc tập trận Balikatan 2016, người Mỹ cũng đã thừa nhận khả năng tác chiến của tiêm kích đa nhiệm FA-50 do Hàn Quốc sản xuất được Philippines mua. Thậm chí, các phi công Mỹ còn tin rằng FA-50 có những khả năng không hề thua kém F-16. “Nhìn chung, người Mỹ đã vô cùng ngạc nhiên với khả năng thao diễn của FA-50, thậm chí họ còn nói rằng hiệu suất của FA-50 không thua kém gì chiến đấu cơ F-16”, Đại tá Robert Araus Musico - Người phát ngôn Không quân Philippines (PAF) tiết lộ với PNA.“Người Mỹ rất ấn tượng. Trong cuộc thao diễn bay hỗn hợp bao gồm cả các mô phỏng đánh chặn mà FA-50 thực hiện để đối kháng với các chiến đấu cơ xâm nhập gồm có cả hai chiếc Hawker Hunters, với thiết bị định vị và phát hiện mục tiêu thông minh qua hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không AWACS, các FA-50 của chúng tôi đã dễ dàng phát hiện và đánh chặn các máy bay xâm nhập”, ông này cho biết thêm với PNA.Rõ ràng việc Việt Nam để ý tới tiêm kích FA-50 là hoàn toàn có cơ sở. Ngoài khả năng tác chiến, FA-50 cũng có những ưu điểm về giá cả. Theo đó, đơn giá một chiếc FA-50 chưa gồm vũ khí chỉ vào khoảng 30 triệu USD. Trong khi nó có khả năng đáp ứng yêu cầu cho cả hoạt động huấn luyện phi công khi cần.Một trong những điểm đặc biệt trên FA-50 nói riêng hay là T-50 nói chung, đó là nó được thiết kế trên cơ sở F-16 danh tiếng của Mỹ. Chúng tương tự nhau về cách thức trang bị động cơ, tốc độ, kích thước, giá thành và tầm hoạt động của vũ khí. Có lẽ vì thế mà khả năng thao diễn của FA-50 không hề kém F-16.FA-50 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 với hệ thống điều khiển động cơ số hoàn toàn tự động (FADEC). Với động cơ này, máy bay có thể đạt tốc độ siêu âm 1.800km/h, bay tuần tra ở độ hơn 1.000km/h, tầm bay tác chiến đến 1.800km.Trần bay tối đa của tiêm kích FA-50 đạt 14.630m, khung máy bay được thiết kế để hoạt động trong 8.000 giờ bay.Về mặt hỏa lực, tiêm kích hạng nhẹ FA-50 có thể mang tới 3,7 tấn vũ khí với 7 giá treo trên cánh và thân cho phép mang được các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom thông minh...Phiên bản hiện tại của FA-50 có thể mang phóng tên lửa không đối không AIM-9 và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Tuy nhiên, trong tương lai, Hàn Quốc dự định trang bị cả tên lửa không đối không AIM-120 và tên lửa hành trình đối đất KEPD 350K-2.Radar trang bị trên FA-50 là mẫu EL/M-2032 có tầm trinh sát 150km, có thể hỗ trợ chế độ dẫn đường vũ khí không đối đất.Cận cảnh buồng lái hiện đại của FA-50.
Theo truyền thông quốc tế, Việt Nam vẫn đang tích cực tìm kiếm ứng viên mới thay thế dòng máy bay MiG-21 đã lỗi thời. Các ứng viên mà Việt Nam đang xem xét được cho là gồm Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, JAS-39 Gripen. Tuy nhiên, khả năng mua các loại máy bay này là rất thấp, một phần do chúng có đơn giá cao khủng khiếp.
Ngoài các máy bay trên, theo hãng thông tấn Reuters, Việt Nam cũng con quan tâm tới dòng máy bay tiêm kích FA-50 do Hàn Quốc sản xuất. Dù đến từ quốc gia có nền công nghiệp hàng không không bằng Nga, Mỹ hay Pháp. Thế nhưng gần đây FA-50 lại đang thu hút đang kể các khách hàng tới từ châu Á, điển hình là Philippines, Iraq.
FA-50 là phiên bản chiến đấu đa nhiệm của dòng máy bay huấn luyện chiến đấu tốc độ siêu âm T-50 "Đại bàng vàng" do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) phát triển từ cuối những năm 1990. Chính thức giới thiệu ra thị trường thế giới năm 2005.
Kể từ đó tới nay, Hàn Quốc đã ký hợp đồng xuất khẩu thành công 56 chiếc T-50 gồm nhiều phiên bản (cả FA-50) tới 4 quốc gia trên thế giới. Và tương lai hứa hẹn KAI sẽ còn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Gặt hái được nhiều thành công vượt trên cả mong đợi như vậy, rõ ràng T-50 sở hữu những tính năng ấn tượng. Mới đây, trong cuộc tập trận Balikatan 2016, người Mỹ cũng đã thừa nhận khả năng tác chiến của tiêm kích đa nhiệm FA-50 do Hàn Quốc sản xuất được Philippines mua. Thậm chí, các phi công Mỹ còn tin rằng FA-50 có những khả năng không hề thua kém F-16. “Nhìn chung, người Mỹ đã vô cùng ngạc nhiên với khả năng thao diễn của FA-50, thậm chí họ còn nói rằng hiệu suất của FA-50 không thua kém gì chiến đấu cơ F-16”, Đại tá Robert Araus Musico - Người phát ngôn Không quân Philippines (PAF) tiết lộ với PNA.
“Người Mỹ rất ấn tượng. Trong cuộc thao diễn bay hỗn hợp bao gồm cả các mô phỏng đánh chặn mà FA-50 thực hiện để đối kháng với các chiến đấu cơ xâm nhập gồm có cả hai chiếc Hawker Hunters, với thiết bị định vị và phát hiện mục tiêu thông minh qua hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không AWACS, các FA-50 của chúng tôi đã dễ dàng phát hiện và đánh chặn các máy bay xâm nhập”, ông này cho biết thêm với PNA.
Rõ ràng việc Việt Nam để ý tới tiêm kích FA-50 là hoàn toàn có cơ sở. Ngoài khả năng tác chiến, FA-50 cũng có những ưu điểm về giá cả. Theo đó, đơn giá một chiếc FA-50 chưa gồm vũ khí chỉ vào khoảng 30 triệu USD. Trong khi nó có khả năng đáp ứng yêu cầu cho cả hoạt động huấn luyện phi công khi cần.
Một trong những điểm đặc biệt trên FA-50 nói riêng hay là T-50 nói chung, đó là nó được thiết kế trên cơ sở F-16 danh tiếng của Mỹ. Chúng tương tự nhau về cách thức trang bị động cơ, tốc độ, kích thước, giá thành và tầm hoạt động của vũ khí. Có lẽ vì thế mà khả năng thao diễn của FA-50 không hề kém F-16.
FA-50 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 với hệ thống điều khiển động cơ số hoàn toàn tự động (FADEC). Với động cơ này, máy bay có thể đạt tốc độ siêu âm 1.800km/h, bay tuần tra ở độ hơn 1.000km/h, tầm bay tác chiến đến 1.800km.
Trần bay tối đa của tiêm kích FA-50 đạt 14.630m, khung máy bay được thiết kế để hoạt động trong 8.000 giờ bay.
Về mặt hỏa lực, tiêm kích hạng nhẹ FA-50 có thể mang tới 3,7 tấn vũ khí với 7 giá treo trên cánh và thân cho phép mang được các loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom thông minh...
Phiên bản hiện tại của FA-50 có thể mang phóng tên lửa không đối không AIM-9 và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick. Tuy nhiên, trong tương lai, Hàn Quốc dự định trang bị cả tên lửa không đối không AIM-120 và tên lửa hành trình đối đất KEPD 350K-2.
Radar trang bị trên FA-50 là mẫu EL/M-2032 có tầm trinh sát 150km, có thể hỗ trợ chế độ dẫn đường vũ khí không đối đất.
Cận cảnh buồng lái hiện đại của FA-50.