Khi nói về các loại pháo hạng nặng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, có lẽ không ít người sẽ nghĩ ngay tới M46 130mm (QĐND Việt Nam) và M107 175mm “vua chiến trường” của Mỹ. Và khi nói tới khẩu pháo nào có cỡ nòng lớn nhất được sử dụng ở Việt Nam, thì chắc chắn hầu hết sẽ chọn là M107 175mm. Thế nhưng, họ đã sai, thực tế thì M107 chỉ đứng số 2 về cỡ nòng pháo trong chiến tranh Việt Nam.Khẩu pháo tự hành lớn nhất từng được sử dụng ở Việt Nam phải là khẩu M55 được Mỹ triển khai ngay từ giữa những năm 1960 khi bắt đầu đưa quân trực tiếp xâm lược Việt Nam.Trong ảnh, khẩu pháo tự hành M55 khai hỏa khẩu đại pháo 203mm của nó trong bầu trời đêm ở miền Nam Việt Nam.Một binh sĩ Mỹ chụp cùng khẩu pháo M55 tại Việt Nam.M55 là pháo tự hành bọc thép toàn phần được phát triển dựa trên khẩu pháo tự hành tấn công M53 155mm. Nó được sản xuất với số lượng lớn bởi Công ty Pacific Car and Foundry từ năm 1950 và phục vụ tới những năm 1970 mới kết thúc sứ mệnh. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, M55 tuy được ghi nhận là phục vụ nhưng không có nhiều tài liệu chi tiết về quá trình chiến đấu cũng như những thiệt hại của nó. Và khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, họ cũng không để lại bất kỳ khẩu nào cho VNCH.Pháo tự hành M55 có trọng lượng tới 44 tấn, dài 9,75m, bọc giáp thép đồng nhất dày 25mm.M55 được thiết kế với tháp pháo hình hộp nằm ở đuôi xe pháo, có góc quay hạn chế sang trái - phái mỗi bên 30 độ.M55 được trang bị khẩu đại pháo M47 cỡ 203mm nhưng là nòng ngắn khiến tầm của nó bị hạn chế ở tầm 17km - thua xa khẩu 175mm nòng dài trên M107 "vua chiến trường".Vì lực giật của khẩu pháo M47 203mm khá lớn nên trước khi khai hỏa, một lưỡi ủi đặt ở đuôi sẽ hạ xuống đất để giảm giật.Tháp pháo có cửa hậu lớn và hai bên hông, không có cơ cấu nạp đạn bán tự động hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người.Tháp pháo có cửa hậu lớn và hai bên hông, không có cơ cấu nạp đạn bán tự động hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người.Với cỡ đạn pháo lớn như vậy, trong khi không có hệ thống nạp đạn hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người khiến cho tốc độ bắn của M55 rất thấp, trung bình chỉ được một phát/phút.Pháo tự hành M55 sử dụng một số thành phần của khung gầm xe tăng M47 Patton, trangbij động cơ xăng AV-1790-5B 12 xi lanh công suất 810 mã lực cùng hộp số 3 cấp CD-850-4 cho tốc độ tối đa 48km/h, dự trữ hành trình 260km.Hệ thống truyền động bánh xích của M55 nhìn rất kỳ lạ, không có các con lăn truyền động ở nửa sau bánh xích.
Khi nói về các loại pháo hạng nặng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam, có lẽ không ít người sẽ nghĩ ngay tới M46 130mm (QĐND Việt Nam) và M107 175mm “vua chiến trường” của Mỹ. Và khi nói tới khẩu pháo nào có cỡ nòng lớn nhất được sử dụng ở Việt Nam, thì chắc chắn hầu hết sẽ chọn là M107 175mm. Thế nhưng, họ đã sai, thực tế thì M107 chỉ đứng số 2 về cỡ nòng pháo trong chiến tranh Việt Nam.
Khẩu pháo tự hành lớn nhất từng được sử dụng ở Việt Nam phải là khẩu M55 được Mỹ triển khai ngay từ giữa những năm 1960 khi bắt đầu đưa quân trực tiếp xâm lược Việt Nam.
Trong ảnh, khẩu pháo tự hành M55 khai hỏa khẩu đại pháo 203mm của nó trong bầu trời đêm ở miền Nam Việt Nam.
Một binh sĩ Mỹ chụp cùng khẩu pháo M55 tại Việt Nam.
M55 là pháo tự hành bọc thép toàn phần được phát triển dựa trên khẩu pháo tự hành tấn công M53 155mm. Nó được sản xuất với số lượng lớn bởi Công ty Pacific Car and Foundry từ năm 1950 và phục vụ tới những năm 1970 mới kết thúc sứ mệnh. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, M55 tuy được ghi nhận là phục vụ nhưng không có nhiều tài liệu chi tiết về quá trình chiến đấu cũng như những thiệt hại của nó. Và khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, họ cũng không để lại bất kỳ khẩu nào cho VNCH.
Pháo tự hành M55 có trọng lượng tới 44 tấn, dài 9,75m, bọc giáp thép đồng nhất dày 25mm.
M55 được thiết kế với tháp pháo hình hộp nằm ở đuôi xe pháo, có góc quay hạn chế sang trái - phái mỗi bên 30 độ.
M55 được trang bị khẩu đại pháo M47 cỡ 203mm nhưng là nòng ngắn khiến tầm của nó bị hạn chế ở tầm 17km - thua xa khẩu 175mm nòng dài trên M107 "vua chiến trường".
Vì lực giật của khẩu pháo M47 203mm khá lớn nên trước khi khai hỏa, một lưỡi ủi đặt ở đuôi sẽ hạ xuống đất để giảm giật.
Tháp pháo có cửa hậu lớn và hai bên hông, không có cơ cấu nạp đạn bán tự động hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người.
Tháp pháo có cửa hậu lớn và hai bên hông, không có cơ cấu nạp đạn bán tự động hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người.
Với cỡ đạn pháo lớn như vậy, trong khi không có hệ thống nạp đạn hỗ trợ mà phải hoàn toàn dựa vào sức người khiến cho tốc độ bắn của M55 rất thấp, trung bình chỉ được một phát/phút.
Pháo tự hành M55 sử dụng một số thành phần của khung gầm xe tăng M47 Patton, trangbij động cơ xăng AV-1790-5B 12 xi lanh công suất 810 mã lực cùng hộp số 3 cấp CD-850-4 cho tốc độ tối đa 48km/h, dự trữ hành trình 260km.
Hệ thống truyền động bánh xích của M55 nhìn rất kỳ lạ, không có các con lăn truyền động ở nửa sau bánh xích.