Theo báo QĐND, trong nhiều năm qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, phát huy tinh thần tập thể, nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật PK-KQ) đã chế tạo thành công hàng loạt vật tư trang thiết bị chiến đấu cơ Su-27 rất hiếm và đắt đỏ.Chiến đấu cơ Su-27 bắt đầu đi vào phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 1990. Đây được xem là những máy bay chiến đấu thế hệ 4, hiện đại đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. 12 chiếc Su-27 khi đó (gồm loại Su-27SK một chỗ ngồi và Su-27UBK 2 chỗ ngồi huấn luyện) đã góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam suốt nhiều năm cho tới tận hôm nay.Tất nhiên, qua hàng chục năm sử dụng, các hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi với một chiếc máy bay chiến đấu như Su-27. Việc mua linh kiện nước ngoài đương nhiên là sẽ rất đắt đỏ. Chính vì vậy, các cán bộ nhà máy A32 suốt nhiều năm đã nỗ lực “nội địa hóa” không ít linh kiện nhằm tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. Thượng tá Huỳnh Cách, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy A32, cho biết: “Đến nay, đơn vị đã chế tạo thành công 82 thiết bị và cải tiến, nâng cấp 34 thiết bị sửa chữa máy bay phản lực chiến đấu (gồm nhiều loại trong đó có Su-27)”.Cụ thể, báo QĐND cho biết, nhà máy A32 đã chế tạo thành công hệ thống kính chắn bên, thùng dầu mềm, bu-lông nối cánh, bu-lông động cơ của Su-27. Các linh kiện đắt tiền này vốn trước đây đều phải nhập khẩu. Ảnh minh họa nhân viên Nga đang sửa chữa trang bị radar trên Su-27 của Không quân Nga.Không chỉ chế tạo các linh kiện, nhà máy A32 còn tạo ra nhiều thiết bị phục vụ kiểm tra hệ thống máy bay chiến đấu Su-27 cùng các loại khác dưới mặt đất. Nổi bật là công nghệ sử dụng thiết bị siêu âm quét hình ảnh không gian 3 chiều của vật liệu, đo kích thước của khuyết tật và chỉ thị qua máy tính để kiểm tra sự cố mà không cần phá hủy cấu trúc vật liệu.Với sự cố gắng tuyệt vời đó của cán bộ, công nhân nhà máy hàng không A32, đến nay, các chiến đấu cơ Su-27 vẫn đảm bảo hệ số kĩ thuật, đảm bảo độ tin cậy phục vụ chiến đấu. Ảnh: Một chiếc Su-27UBK hai chỗ ngồi phục vụ huấn luyện và chiến đấu.Sukhoi Su-27 (NATO đặt biệt danh là "kẻ tấn công sườn") là máy bay tiêm kích phản lực huyền thoại do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1970. Khác với dòng MiG trước đây, Su-27 có kích cỡ rất lớn, mang nhiều vũ khí (tới 8 tấn) nhưng cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt. Su-27 có thể đảm nhiệm hầu hết mọi nhiệm vụ chiến đấu.Su-27 được trang bị hai động cơ phản lực AL-31F cho tốc độ bay cực đại 2.500km/h, tầm bay chiến đâu trên biển là 1.340km, trên bộ là 3.530km, trần bay đạt 18.500m. Loại Su-27SK và UBK của Việt Nam có thể mang tên lửa đối không dẫn đường và các loại bom, rocket không điều khiển.
Theo báo QĐND, trong nhiều năm qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng, phát huy tinh thần tập thể, nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật PK-KQ) đã chế tạo thành công hàng loạt vật tư trang thiết bị chiến đấu cơ Su-27 rất hiếm và đắt đỏ.
Chiến đấu cơ Su-27 bắt đầu đi vào phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam từ giữa những năm 1990. Đây được xem là những máy bay chiến đấu thế hệ 4, hiện đại đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. 12 chiếc Su-27 khi đó (gồm loại Su-27SK một chỗ ngồi và Su-27UBK 2 chỗ ngồi huấn luyện) đã góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam suốt nhiều năm cho tới tận hôm nay.
Tất nhiên, qua hàng chục năm sử dụng, các hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi với một chiếc máy bay chiến đấu như Su-27. Việc mua linh kiện nước ngoài đương nhiên là sẽ rất đắt đỏ. Chính vì vậy, các cán bộ nhà máy A32 suốt nhiều năm đã nỗ lực “nội địa hóa” không ít linh kiện nhằm tiết kiệm ngân sách cho nhà nước. Thượng tá Huỳnh Cách, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy A32, cho biết: “Đến nay, đơn vị đã chế tạo thành công 82 thiết bị và cải tiến, nâng cấp 34 thiết bị sửa chữa máy bay phản lực chiến đấu (gồm nhiều loại trong đó có Su-27)”.
Cụ thể, báo QĐND cho biết, nhà máy A32 đã chế tạo thành công hệ thống kính chắn bên, thùng dầu mềm, bu-lông nối cánh, bu-lông động cơ của Su-27. Các linh kiện đắt tiền này vốn trước đây đều phải nhập khẩu. Ảnh minh họa nhân viên Nga đang sửa chữa trang bị radar trên Su-27 của Không quân Nga.
Không chỉ chế tạo các linh kiện, nhà máy A32 còn tạo ra nhiều thiết bị phục vụ kiểm tra hệ thống máy bay chiến đấu Su-27 cùng các loại khác dưới mặt đất. Nổi bật là công nghệ sử dụng thiết bị siêu âm quét hình ảnh không gian 3 chiều của vật liệu, đo kích thước của khuyết tật và chỉ thị qua máy tính để kiểm tra sự cố mà không cần phá hủy cấu trúc vật liệu.
Với sự cố gắng tuyệt vời đó của cán bộ, công nhân nhà máy hàng không A32, đến nay, các chiến đấu cơ Su-27 vẫn đảm bảo hệ số kĩ thuật, đảm bảo độ tin cậy phục vụ chiến đấu. Ảnh: Một chiếc Su-27UBK hai chỗ ngồi phục vụ huấn luyện và chiến đấu.
Sukhoi Su-27 (NATO đặt biệt danh là "kẻ tấn công sườn") là máy bay tiêm kích phản lực huyền thoại do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1970. Khác với dòng MiG trước đây, Su-27 có kích cỡ rất lớn, mang nhiều vũ khí (tới 8 tấn) nhưng cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt. Su-27 có thể đảm nhiệm hầu hết mọi nhiệm vụ chiến đấu.
Su-27 được trang bị hai động cơ phản lực AL-31F cho tốc độ bay cực đại 2.500km/h, tầm bay chiến đâu trên biển là 1.340km, trên bộ là 3.530km, trần bay đạt 18.500m. Loại Su-27SK và UBK của Việt Nam có thể mang tên lửa đối không dẫn đường và các loại bom, rocket không điều khiển.