Hôm qua (21/8), trực thăng của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370 đã thực hiện một chuyến bay "cực kỳ đặc biệt", bay liên tục 8 tiếng (qui định mỗi lần bay chỉ được 7 tiếng) vượt hơn 2.000km trên biển ở độ cao 1.500m trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để cứu hộ một chiến sĩ bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ từ đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa về TP HCM an toàn. Điều đáng lưu tâm về mặt trang bị, đó là một chiếc trực thăng đa năng Mi-171E – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay trực thăng đa năng Mi-8/17 huyền thoại. Ảnh: báo Tuổi TrẻTrong biên chế lực lượng không quân trực thăng – Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay có tới hàng chục chiếc trực thăng đa năng Mi-8/17. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh phiên bản trực thăng Mi-171E của Việt Nam. Ảnh: báo Phòng không - Không quânMi-171E là một trong những phiên bản trực thăng Mi-171 hiện đại nhất và mới nhất hiện nay. Ảnh: báo Phòng không - Không quânCận cảnh cabin lái với các bảng điều khiển đơn giản của dòng trực thăng đa năng Mi-171E.Cận cảnh bên trong khoang hành khách trực thăng Mi-171E.Mi-171E có khả năng chở 24 người hoặc 12 cáng cứu thương hoặc 4 tấn hàng hóa trong thân.Thiết kế cửa hậu trực thăng Mi-171E.Mi-171E có thể lắp hệ thống dây tời phục vụ cứu hộ khi cần.Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.Trực thăng Mi-171E trang bị cặp động cơ tuốc bin trục VK-2500-03 hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt -58 tới 50 độ C.Máy bay đạt tốc độ tối đa tới 280km/h, tốc độ hành trình tới 260km, tầm bay 800km với thùng nhiên liệu trong thân và xa hơn nữa với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.000m. Nhìn chung, so với họ trực thăng Mi-8 thì tầm bay, tốc độ bay của Mi-171E xa hơn và nhanh hơn.Ngoài Việt Nam thì hiện còn có Uganda, Argentina và Trung Quốc là đang sử dụng trực thăng đa năng Mi-171E. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sử dụng loại máy bay này nhiều nhất với số lượng đến 52 chiếc.
Hôm qua (21/8), trực thăng của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370 đã thực hiện một chuyến bay "cực kỳ đặc biệt", bay liên tục 8 tiếng (qui định mỗi lần bay chỉ được 7 tiếng) vượt hơn 2.000km trên biển ở độ cao 1.500m trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để cứu hộ một chiến sĩ bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ từ đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa về TP HCM an toàn. Điều đáng lưu tâm về mặt trang bị, đó là một chiếc trực thăng đa năng Mi-171E – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay trực thăng đa năng Mi-8/17 huyền thoại. Ảnh: báo Tuổi Trẻ
Trong biên chế lực lượng không quân trực thăng – Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay có tới hàng chục chiếc trực thăng đa năng Mi-8/17. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh phiên bản trực thăng Mi-171E của Việt Nam. Ảnh: báo Phòng không - Không quân
Mi-171E là một trong những phiên bản trực thăng Mi-171 hiện đại nhất và mới nhất hiện nay. Ảnh: báo Phòng không - Không quân
Cận cảnh cabin lái với các bảng điều khiển đơn giản của dòng trực thăng đa năng Mi-171E.
Cận cảnh bên trong khoang hành khách trực thăng Mi-171E.
Mi-171E có khả năng chở 24 người hoặc 12 cáng cứu thương hoặc 4 tấn hàng hóa trong thân.
Thiết kế cửa hậu trực thăng Mi-171E.
Mi-171E có thể lắp hệ thống dây tời phục vụ cứu hộ khi cần.
Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.
Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.
Trực thăng Mi-171E trang bị cặp động cơ tuốc bin trục VK-2500-03 hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt -58 tới 50 độ C.
Máy bay đạt tốc độ tối đa tới 280km/h, tốc độ hành trình tới 260km, tầm bay 800km với thùng nhiên liệu trong thân và xa hơn nữa với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.000m. Nhìn chung, so với họ trực thăng Mi-8 thì tầm bay, tốc độ bay của Mi-171E xa hơn và nhanh hơn.
Ngoài Việt Nam thì hiện còn có Uganda, Argentina và Trung Quốc là đang sử dụng trực thăng đa năng Mi-171E. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sử dụng loại máy bay này nhiều nhất với số lượng đến 52 chiếc.