Hiện nay, gần như chắc chắn các trực thăng tấn công Mi-24A/U mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam đã hết hạn sử dụng. Số máy bay còn lại hiện nằm rải rác ở nhiều nơi trong tình trạng tháo cánh quạt. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ thay thế Mi-24 bằng loại trực thăng tấn công nào để làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực, diệt tăng khi cần?Câu trả lời có lẽ sẽ nghiêng về trực thăng tấn công Mi-35M – phiên bản hiện đại hóa mạnh mẽ của dòng trực thăng huyền thoại Mi-24. Thế nhưng, trong bối cảnh ngân sách nước ta phải “chia năm xẻ bảy” hiện đại hóa không quân chiến đấu, không quân vận tải, hải quân…thì việc đầu tư số lượng 12-24 chiếc trực thăng Mi-35M là gánh nặng không hề nhỏ.Thật may là người Nga luôn có những giải pháp kinh tế với quốc gia có túi tiền eo hẹp nhưng mong muốn có những chiếc trực thăng tấn công mạnh mẽ. Đó là phiên bản trực thăng đa năng Mi-171Sh có sức mạnh như một chiếc Mi-35, sở hữu năng lực vận tải như một chiếc Mi-8/17. Với Mi-171Sh, Việt Nam nghiễm nhiên có một vũ khí hai trong một vừa đáp ứng nhiệm vụ tấn công, vừa đáp ứng vai trò vận tải, chở quân, trinh sát, cứu hộ cứu nạn, huấn luyện, tải thương…Mi-171Sh vốn được phát triển trên nền tảng trực thăng vận tải Mi-171 mà Việt Nam hiện cũng có số lượng lớn trong biên chế. Chính vì thế, nếu không chọn mua thì chúng ta có thể lựa chọn gói nâng cấp các máy bay Mi-171 và cả Mi-8 lên chuẩn Mi-171Sh hay Mi-8AMTSh (phiên bản dùng cho Quân đội Nga, đây là cơ sở chính phát triển phiên bản xuất khẩu Mi-171Sh) qua đó giảm bớt giá thành kinh tế, giảm bớt chi phí huấn luyện, chi phí bảo dưỡng…Trực thăng tấn công Mi-171Sh được vận hành bởi kíp lái 3 người gồm: hai phi công và một người vận hành hệ thống vũ khí - người này sử dụng các hệ thống ngắm đặt dưới mũi máy bay để điều khiển các tổ hợp tên lửa, rocket, súng máy...Mi-171Sh được thiết kế với hai cánh phụ nhỏ trên thân với 6 điểm treo cho phép mang 1,5 tấn vũ khí gồm……Tên lửa chống tăng Shturm (AT-6) tầm bắn 400-5.000m, xuyên giáp sau ERA 550-600mm hoặc Ataka-V (AT-9) có tầm bắn đến 10km, xuyên giáp RHA sau ERA 800-950mm.…pod pháo tự động 23mm nòng kép và pod phóng rocket 57mm hoặc 80mm và các loại bom 250-500kg.Ngoài ra, trực thăng Mi-171Sh cũng có khả năng triển khai cả tên lửa không đối không tầm nhiệt Igla-V.Bên cạnh vai trò tấn công như trực thăng Mi-35M, trực thăng đa năng Mi-171Sh giữ nguyên khả năng vận tải của mình với tải trọng đến 8 tấn cho phép chở tối đa 24 binh sĩ có vũ trang hoặc 12 cáng cứu thương…Trong một chiến dịch đột kích đường không, có thể mường tượng rằng những chiếc Mi-171Sh có thể không vận các binh sĩ đổ bộ và sau đó kiêm nhiệm luôn vai trò yểm trợ hỏa lực.Ngoài ra, khi cần Mi-171Sh có thể làm tốt vai trò tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn dân sự và quân sự…
Hiện nay, gần như chắc chắn các trực thăng tấn công Mi-24A/U mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam đã hết hạn sử dụng. Số máy bay còn lại hiện nằm rải rác ở nhiều nơi trong tình trạng tháo cánh quạt. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ thay thế Mi-24 bằng loại trực thăng tấn công nào để làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực, diệt tăng khi cần?
Câu trả lời có lẽ sẽ nghiêng về trực thăng tấn công Mi-35M – phiên bản hiện đại hóa mạnh mẽ của dòng trực thăng huyền thoại Mi-24. Thế nhưng, trong bối cảnh ngân sách nước ta phải “chia năm xẻ bảy” hiện đại hóa không quân chiến đấu, không quân vận tải, hải quân…thì việc đầu tư số lượng 12-24 chiếc trực thăng Mi-35M là gánh nặng không hề nhỏ.
Thật may là người Nga luôn có những giải pháp kinh tế với quốc gia có túi tiền eo hẹp nhưng mong muốn có những chiếc trực thăng tấn công mạnh mẽ. Đó là phiên bản trực thăng đa năng Mi-171Sh có sức mạnh như một chiếc Mi-35, sở hữu năng lực vận tải như một chiếc Mi-8/17. Với Mi-171Sh, Việt Nam nghiễm nhiên có một vũ khí hai trong một vừa đáp ứng nhiệm vụ tấn công, vừa đáp ứng vai trò vận tải, chở quân, trinh sát, cứu hộ cứu nạn, huấn luyện, tải thương…
Mi-171Sh vốn được phát triển trên nền tảng trực thăng vận tải Mi-171 mà Việt Nam hiện cũng có số lượng lớn trong biên chế. Chính vì thế, nếu không chọn mua thì chúng ta có thể lựa chọn gói nâng cấp các máy bay Mi-171 và cả Mi-8 lên chuẩn Mi-171Sh hay Mi-8AMTSh (phiên bản dùng cho Quân đội Nga, đây là cơ sở chính phát triển phiên bản xuất khẩu Mi-171Sh) qua đó giảm bớt giá thành kinh tế, giảm bớt chi phí huấn luyện, chi phí bảo dưỡng…
Trực thăng tấn công Mi-171Sh được vận hành bởi kíp lái 3 người gồm: hai phi công và một người vận hành hệ thống vũ khí - người này sử dụng các hệ thống ngắm đặt dưới mũi máy bay để điều khiển các tổ hợp tên lửa, rocket, súng máy...
Mi-171Sh được thiết kế với hai cánh phụ nhỏ trên thân với 6 điểm treo cho phép mang 1,5 tấn vũ khí gồm…
…Tên lửa chống tăng Shturm (AT-6) tầm bắn 400-5.000m, xuyên giáp sau ERA 550-600mm hoặc Ataka-V (AT-9) có tầm bắn đến 10km, xuyên giáp RHA sau ERA 800-950mm.
…pod pháo tự động 23mm nòng kép và pod phóng rocket 57mm hoặc 80mm và các loại bom 250-500kg.
Ngoài ra, trực thăng Mi-171Sh cũng có khả năng triển khai cả tên lửa không đối không tầm nhiệt Igla-V.
Bên cạnh vai trò tấn công như trực thăng Mi-35M, trực thăng đa năng Mi-171Sh giữ nguyên khả năng vận tải của mình với tải trọng đến 8 tấn cho phép chở tối đa 24 binh sĩ có vũ trang hoặc 12 cáng cứu thương…
Trong một chiến dịch đột kích đường không, có thể mường tượng rằng những chiếc Mi-171Sh có thể không vận các binh sĩ đổ bộ và sau đó kiêm nhiệm luôn vai trò yểm trợ hỏa lực.
Ngoài ra, khi cần Mi-171Sh có thể làm tốt vai trò tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn dân sự và quân sự…