Đó là biến thể chiến đấu - vận tải Mi-171Sh do nhà máy hàng không Ulan-Ude (UUAP) - thuộc Công ty Trực thăng Nga phát triển dựa trên mẫu vận tải Mi-171. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chủ yếu là chi viện hỏa lực bộ binh, tấn công đối đất (chống tăng, phá công sự), hộ tống, vận tải và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Kể từ khi ra đời, Mi-171Sh ngoài việc được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng thì còn được nhiều nước thành viên NATO để mắt tới và nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn được cung cấp cho Không quân Peru, Ghana và tương lai có thể còn nhiều quốc gia nữa.
Cơ bản thì kích thước Mi-171Sh giống hệt với Mi-171 tiêu chuẩn, chỉ có một vài sửa đổi để phù hợp hơn với nhiệm vụ chiến đấu. Theo đó, xung quanh buồng lái được bổ sung thêm các tấm giáp chống đạn để bảo vệ phi hành đoàn và tăng khả năng sống sót cho trực thăng trên chiến trường.
Ngoài ra, ống xả động cơ trang bị bộ trộn chế áp luồng nhiệt nhằm đối phó với tên lửa tầm nhiệt, bên cạnh đó còn có cả hệ thống mồi bẫy nhiệt. Thùng xăng có thể tự liền (nếu bị bắn) và có lớp bọt đặc biệt để tránh khả năng xảy ra các vụ nổ.
Kích cỡ khoang hàng vẫn được giữ nguyên cho phép chở tối đa 36 lính hoặc 12 cáng cứu thương.
Điều đó có nghĩa là máy bay vẫn làm tốt nhiệm vụ chở quân, chở hàng hay tìm kiếm cứu nạn. Tất nhiên, đây phải không là nhiệm vụ thiết kế số 1 của Mi-171Sh.
Nhiệm vụ chính của Mi-171Sh là chi viện hỏa lực bộ binh, tấn công xe tăng - thiết giáp, phá hủy công sự phòng ngự đối phương như là trực thăng tấn công chuyên nghiệp. Theo đó, ở 2 bên hông máy bay trang bị 2 cánh phụ với tổng 6 điểm treo cho phép mang gunpod pháo 23mm, rocket S-8 (tối đa 80 quả) và 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm-V. Ngoài ra, người ta có thể lắp thêm súng máy PKT, PK và RPK vào khoang hàng hoặc mũi máy bay khi cần.
Shturm-V có thể mang đầu đạn đơn khối hoặc đầu đạn kiểu tandem để chống xe tăng - thiết giáp bọc giáp ERA. Nó cũng có thể phá hủy mục tiêu trên không với đầu đạn nổ phá mảnh. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm, tầm bắn tối đa 6-7km. Trong ảnh là 4 ống phóng Shturm-V treo trên giá trực thăng Mi-171Sh.
Mi-171Sh trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VM hoặc VK-2500 cho tốc độ bay tối đa 250km/h, tầm bay 580km (không có thùng dầu phụ), trần bay 6.000m.
Đó là biến thể chiến đấu - vận tải Mi-171Sh do nhà máy hàng không Ulan-Ude (UUAP) - thuộc Công ty Trực thăng Nga phát triển dựa trên mẫu vận tải Mi-171. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chủ yếu là chi viện hỏa lực bộ binh, tấn công đối đất (chống tăng, phá công sự), hộ tống, vận tải và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
Kể từ khi ra đời, Mi-171Sh ngoài việc được Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng thì còn được nhiều nước thành viên NATO để mắt tới và nhập khẩu. Ngoài ra, nó còn được cung cấp cho Không quân Peru, Ghana và tương lai có thể còn nhiều quốc gia nữa.
Cơ bản thì kích thước Mi-171Sh giống hệt với Mi-171 tiêu chuẩn, chỉ có một vài sửa đổi để phù hợp hơn với nhiệm vụ chiến đấu. Theo đó, xung quanh buồng lái được bổ sung thêm các tấm giáp chống đạn để bảo vệ phi hành đoàn và tăng khả năng sống sót cho trực thăng trên chiến trường.
Ngoài ra, ống xả động cơ trang bị bộ trộn chế áp luồng nhiệt nhằm đối phó với tên lửa tầm nhiệt, bên cạnh đó còn có cả hệ thống mồi bẫy nhiệt. Thùng xăng có thể tự liền (nếu bị bắn) và có lớp bọt đặc biệt để tránh khả năng xảy ra các vụ nổ.
Kích cỡ khoang hàng vẫn được giữ nguyên cho phép chở tối đa 36 lính hoặc 12 cáng cứu thương.
Điều đó có nghĩa là máy bay vẫn làm tốt nhiệm vụ chở quân, chở hàng hay tìm kiếm cứu nạn. Tất nhiên, đây phải không là nhiệm vụ thiết kế số 1 của Mi-171Sh.
Nhiệm vụ chính của Mi-171Sh là chi viện hỏa lực bộ binh, tấn công xe tăng - thiết giáp, phá hủy công sự phòng ngự đối phương như là trực thăng tấn công chuyên nghiệp. Theo đó, ở 2 bên hông máy bay trang bị 2 cánh phụ với tổng 6 điểm treo cho phép mang gunpod pháo 23mm, rocket S-8 (tối đa 80 quả) và 8 tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm-V. Ngoài ra, người ta có thể lắp thêm súng máy PKT, PK và RPK vào khoang hàng hoặc mũi máy bay khi cần.
Shturm-V có thể mang đầu đạn đơn khối hoặc đầu đạn kiểu tandem để chống xe tăng - thiết giáp bọc giáp ERA. Nó cũng có thể phá hủy mục tiêu trên không với đầu đạn nổ phá mảnh. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm, tầm bắn tối đa 6-7km. Trong ảnh là 4 ống phóng Shturm-V treo trên giá trực thăng Mi-171Sh.
Mi-171Sh trang bị 2 động cơ tuốc bin trục TV3-117VM hoặc VK-2500 cho tốc độ bay tối đa 250km/h, tầm bay 580km (không có thùng dầu phụ), trần bay 6.000m.