"Ấn Độ có kế hoạch cung cấp đa dạng trang bị quốc phòng cho Việt Nam, bao gồm cả các tên lửa hành trình BrahMos, trong một nỗ lực đối phó với các công ty vũ khí Trung Quốc cung cấp trang bị cho các nước Nam Á và Ấn Độ Dương", quan chức cấp ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cho biết.Để tiếp tục đề nghị này và tăng cường quan hệ chiến lược song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar sã có chuyến thăm tới Hà Nội trong tháng 6 cùng 15-20 thành viên đại diện nhà sản xuất quốc phòng nhà nước và tư nhân. Trong chuyến thăm này, hai bên có thể sẽ có các cuộc đàm phán về phát triển liên doanh sản xuất các trang bị quân sự như súng trường, tên lửa và hệ thống vũ khí hải quân cũng như các loại đạn dược.Quan trọng nhất trong số các trang bị quân sự mà Ấn Độ đề nghị cung cấp tới Việt Nam là tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ - Nga liên doanh sản xuất. Đáng lưu ý, đề nghị cung cấp BrahMos cho Hà Nội đã được đề xuất cách đây đến 2 năm.Tuy nhiên, thời điểm đó do vướng mắc về quyền sở hữu trí tuệ với nhà sản xuất Nga đã khiến việc này không thể thực hiện. Mà mãi tới gần đây thì các khúc mắc này mới được giải quyết xong, vị quan chức cho biết.BrahMos là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất giữa công ty NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Nhằm tiết kiệm thời gian, BrahMos được phát triển trên cơ sở công nghệ tên lửa hành trình P-800 Oniks (Nga) với một loạt cải tiến đem lại khả năng tác chiến mạnh hơn.Loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 600mm, trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Tên lửa trang bị hai tầng động cơ gồm: tầng khởi tốc nhiên liệu rắn và tầng hành trình động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cho tầm bay cực đại 290-300km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,8-3.Với tốc độ “khủng”, khả năng bay cực thấp 3-4m, hệ thống dẫn đường hỗn hợp chính xác cực cao, BrahMos hiện được xem là một trong những loại tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới.Nếu được cung cấp cho Việt Nam, tên lửa hành trình BrahMos có thể được tích hợp lên các tàu chiến 1241RE vốn đang sử dụng các tên lửa P-15 lỗi thời. Trong ảnh là phương án tích hợp BrahMos lên tàu chiến nhỏ cỡ 500 tấn.Ngoài ra, tên lửa BrahMos có thể triển khai lên các tiêm kích Su-30MK/MK2 với các cải tiến. Hiện Ấn Độ đang bước vào giai đoạn khẩn trương chuẩn bị cho cuộc bắn đầu tiên phiên bản BrahMos phóng từ trên máy bay Su-30MKI.Trong khi lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam có lẽ không có nhu cầu cho thêm BrahMos. Bởi lực lượng này của nước ta hiện đã sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ K-300P Bastion-P vốn sử dụng tên lửa siêu âm Yakhont – phiên bản xuất khẩu của Oniks – nền tảng phát triển BrahMos.
"Ấn Độ có kế hoạch cung cấp đa dạng trang bị quốc phòng cho Việt Nam, bao gồm cả các tên lửa hành trình BrahMos, trong một nỗ lực đối phó với các công ty vũ khí Trung Quốc cung cấp trang bị cho các nước Nam Á và Ấn Độ Dương", quan chức cấp ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cho biết.
Để tiếp tục đề nghị này và tăng cường quan hệ chiến lược song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar sã có chuyến thăm tới Hà Nội trong tháng 6 cùng 15-20 thành viên đại diện nhà sản xuất quốc phòng nhà nước và tư nhân. Trong chuyến thăm này, hai bên có thể sẽ có các cuộc đàm phán về phát triển liên doanh sản xuất các trang bị quân sự như súng trường, tên lửa và hệ thống vũ khí hải quân cũng như các loại đạn dược.
Quan trọng nhất trong số các trang bị quân sự mà Ấn Độ đề nghị cung cấp tới Việt Nam là tên lửa hành trình BrahMos do Ấn Độ - Nga liên doanh sản xuất. Đáng lưu ý, đề nghị cung cấp BrahMos cho Hà Nội đã được đề xuất cách đây đến 2 năm.
Tuy nhiên, thời điểm đó do vướng mắc về quyền sở hữu trí tuệ với nhà sản xuất Nga đã khiến việc này không thể thực hiện. Mà mãi tới gần đây thì các khúc mắc này mới được giải quyết xong, vị quan chức cho biết.
BrahMos là kết quả của sự hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất giữa công ty NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). Nhằm tiết kiệm thời gian, BrahMos được phát triển trên cơ sở công nghệ tên lửa hành trình P-800 Oniks (Nga) với một loạt cải tiến đem lại khả năng tác chiến mạnh hơn.
Loại tên lửa này nặng tới 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 600mm, trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng 200kg. Tên lửa trang bị hai tầng động cơ gồm: tầng khởi tốc nhiên liệu rắn và tầng hành trình động cơ ramjet nhiên liệu lỏng cho tầm bay cực đại 290-300km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,8-3.
Với tốc độ “khủng”, khả năng bay cực thấp 3-4m, hệ thống dẫn đường hỗn hợp chính xác cực cao, BrahMos hiện được xem là một trong những loại tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới.
Nếu được cung cấp cho Việt Nam, tên lửa hành trình BrahMos có thể được tích hợp lên các tàu chiến 1241RE vốn đang sử dụng các tên lửa P-15 lỗi thời. Trong ảnh là phương án tích hợp BrahMos lên tàu chiến nhỏ cỡ 500 tấn.
Ngoài ra, tên lửa BrahMos có thể triển khai lên các tiêm kích Su-30MK/MK2 với các cải tiến. Hiện Ấn Độ đang bước vào giai đoạn khẩn trương chuẩn bị cho cuộc bắn đầu tiên phiên bản BrahMos phóng từ trên máy bay Su-30MKI.
Trong khi lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam có lẽ không có nhu cầu cho thêm BrahMos. Bởi lực lượng này của nước ta hiện đã sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ K-300P Bastion-P vốn sử dụng tên lửa siêu âm Yakhont – phiên bản xuất khẩu của Oniks – nền tảng phát triển BrahMos.