Tờ Business Insider cho biết, các xe tăng T-62 của Nga dù đã có tuổi đời gần 60 năm, vẫn khiến quân đội Ukraine vất vả chống đỡ.Sau giai đoạn đầu tham chiến và chịu ít nhiều thiệt hại, Nga đã huy động các xe tăng chủ lực T-62 tới Ukraine. Đây đều là các xe tăng tồn kho, trước đó Nga đã loại biên và đưa vào kho dự trữ.Việc Nga phải sử dụng tới xe tăng T-62, khiến nhiều người cho rằng quân đội Nga đã hứng chịu thiệt hại quá lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, Nga thực sự không cần tới các loại xe tăng hiện đại tại chiến trường này.Một trong những lý do củng cố cho luận điểm này, đó là các loại vũ khí chống tăng mà phương Tây viện trợ cho Ukraine quá khỏe, dù là xe tăng T-62 hay T-72, thiệt hại là khó tránh khỏi, nên Nga đã chọn thiệt hại "ít tốn kém" hơn.Chưa kể tới việc, các chiến thuật được Nga áp dụng trong giai đoạn hai của cuộc xung đột, chủ yếu dựa vào pháo binh và không quân để giải tỏa chiến trường. Lực lượng thiết giáp và bộ binh, chỉ có công việc dọn dẹp bãi chiến trường sau khi được làm mềm, không thực sự cần tới những loại phương tiện quá hiện đại.Ra đơi từ năm 1961, xe tăng T-62 là phiên bản "quá độ" của Liên Xô, khi tiến từ mẫu T-54 phiên bản cũ, sang phiên bản T-72 hoàn toàn mới và được sử dụng tới tận ngày nay.Xe tăng T-62 nguyên bản được trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm - đủ để nó đục thủng mọi loại xe tăng của Mỹ ở thờid diểm đó.Ngoài ra, việc sử dụng các loại đạn tiên tiến đời mới như đạn HEAT hay đạn APFSDS cũng khiến xe tăng T-62 có khả năng bắn với sơ tốc cao hơn, độ chính xác và độ xuyên cũng tốt hơn.Lịch sử cuộc xung đột ở Kippur đã chứng minh, các xe tăng T-62 của Ai Cập đã dễ dàng hạ gục mọi loại xe tăng phổ biến thời bấy giờ, từ Patton, Centurion cho tới Super Sherman.Trong suốt thời gian sản xuất T-62, Liên Xô đã cho ra đời 22.000 chiếc loại này, trong đó 5000 chiếc được xuất khẩu. Các xe tăng T-62 sau đó đã được thay thế bằng phiên bản T-72 - loại xe tăng mang tính cách mạng khi loại bỏ bớt một thành viên kíp lái, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động.Tại Ukraine, các xe tăng T-62 tỏ ra khá lỗi thời, do thiếu nhiều loại trang bị cảm biến hiện đại, ví dụ như hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính, cảm biến hồng ngoại, giáp phản ứng nổ,...Tuy nhiên, dù xung đột Ukraine đã diễn ra được 4 tháng, việc các xe tăng của Ukraine đối đầu với Nga trực tiếp, là khá hiếm thấy. Vậy nên, T-62 vẫn hoàn toàn "sống tốt" khi thiếu đi các loại trang bị, cảm biến hiện đại, khi mà mục tiêu của chúng chủ yếu chỉ là bộ binh đối phương.Trong nhiệm vụ đối đầu với bộ binh đối phương, xe tăng T-62 có thể tỏ ra khá hiệu quả, nhất là khi giáp thân của nó cũng đủ để bảo vệ kíp lái khỏi những loại vũ khí chống tăng đời cũ, hiện đang được Ukraine sử dụng khá nhiều.
Tờ Business Insider cho biết, các xe tăng T-62 của Nga dù đã có tuổi đời gần 60 năm, vẫn khiến quân đội Ukraine vất vả chống đỡ.
Sau giai đoạn đầu tham chiến và chịu ít nhiều thiệt hại, Nga đã huy động các xe tăng chủ lực T-62 tới Ukraine. Đây đều là các xe tăng tồn kho, trước đó Nga đã loại biên và đưa vào kho dự trữ.
Việc Nga phải sử dụng tới xe tăng T-62, khiến nhiều người cho rằng quân đội Nga đã hứng chịu thiệt hại quá lớn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, Nga thực sự không cần tới các loại xe tăng hiện đại tại chiến trường này.
Một trong những lý do củng cố cho luận điểm này, đó là các loại vũ khí chống tăng mà phương Tây viện trợ cho Ukraine quá khỏe, dù là xe tăng T-62 hay T-72, thiệt hại là khó tránh khỏi, nên Nga đã chọn thiệt hại "ít tốn kém" hơn.
Chưa kể tới việc, các chiến thuật được Nga áp dụng trong giai đoạn hai của cuộc xung đột, chủ yếu dựa vào pháo binh và không quân để giải tỏa chiến trường. Lực lượng thiết giáp và bộ binh, chỉ có công việc dọn dẹp bãi chiến trường sau khi được làm mềm, không thực sự cần tới những loại phương tiện quá hiện đại.
Ra đơi từ năm 1961, xe tăng T-62 là phiên bản "quá độ" của Liên Xô, khi tiến từ mẫu T-54 phiên bản cũ, sang phiên bản T-72 hoàn toàn mới và được sử dụng tới tận ngày nay.
Xe tăng T-62 nguyên bản được trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm - đủ để nó đục thủng mọi loại xe tăng của Mỹ ở thờid diểm đó.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại đạn tiên tiến đời mới như đạn HEAT hay đạn APFSDS cũng khiến xe tăng T-62 có khả năng bắn với sơ tốc cao hơn, độ chính xác và độ xuyên cũng tốt hơn.
Lịch sử cuộc xung đột ở Kippur đã chứng minh, các xe tăng T-62 của Ai Cập đã dễ dàng hạ gục mọi loại xe tăng phổ biến thời bấy giờ, từ Patton, Centurion cho tới Super Sherman.
Trong suốt thời gian sản xuất T-62, Liên Xô đã cho ra đời 22.000 chiếc loại này, trong đó 5000 chiếc được xuất khẩu. Các xe tăng T-62 sau đó đã được thay thế bằng phiên bản T-72 - loại xe tăng mang tính cách mạng khi loại bỏ bớt một thành viên kíp lái, sử dụng hệ thống nạp đạn tự động.
Tại Ukraine, các xe tăng T-62 tỏ ra khá lỗi thời, do thiếu nhiều loại trang bị cảm biến hiện đại, ví dụ như hệ thống điều khiển hỏa lực bằng máy tính, cảm biến hồng ngoại, giáp phản ứng nổ,...
Tuy nhiên, dù xung đột Ukraine đã diễn ra được 4 tháng, việc các xe tăng của Ukraine đối đầu với Nga trực tiếp, là khá hiếm thấy. Vậy nên, T-62 vẫn hoàn toàn "sống tốt" khi thiếu đi các loại trang bị, cảm biến hiện đại, khi mà mục tiêu của chúng chủ yếu chỉ là bộ binh đối phương.
Trong nhiệm vụ đối đầu với bộ binh đối phương, xe tăng T-62 có thể tỏ ra khá hiệu quả, nhất là khi giáp thân của nó cũng đủ để bảo vệ kíp lái khỏi những loại vũ khí chống tăng đời cũ, hiện đang được Ukraine sử dụng khá nhiều.