Xây dựng lực lượng tên lửa chiến lược nhờ Nga
Các tổ hợp tên lửa phòng không ngày nay đóng một vai trò không thể thay thế trong mọi cuộc chiến tranh hiện đại, thậm chí nó có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự giữa hai bên và dù việc xây dựng các hệ thống phòng không như vậy là không hề dễ dàng nhưng nó hoàn xứng đáng với những gì nó có thể mang lại.
Hệ thống phòng không hiện có của Ấn Độ không chỉ lỗi thời mà nó còn được xây dựng từ cách đây khá lâu. Giải pháp cho Quân đội Ấn Độ hiện tại là mua các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Nga. Với tổ hợp tên lửa phòng không này, khả năng phòng vệ tầm xa của Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể khi nó có thể đánh chặn hầu hết mọi mục tiêu trên không.
S-400 có thể giúp New Delhi bắn hạ mọi mối đe dọa trên từ Pakistan sau khi nó vượt qua khu vực biên giới Lahore chỉ trong vòng vài giây, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tác chiến của Không quân Pakistan. S-400 cũng là một trong những ví dụ điển hình nữa cho việc một hệ thống vũ khí phòng thủ của Nga được đặt ở chế độ tấn công.
|
Hệ thống phòng không của Ấn Độ chỉ thiếu mảnh ghép cuối cùng là tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.
|
Thỏa thuận về việc cung cấp các tổ hợp S-400 cho Ấn Độ đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề cập tới trong chuyến thăm Moscow vào cuối tháng 12 năm ngoái. Nhưng hiện tại việc xúc tiến thỏa thuận này vẫn đang ở mức tham vấn một phần do chính sách mua sắm quốc phòng của chính phủ Ấn Độ hoặc đơn giản hơn là vấn đề liên quan đến giá cả.
Hiện tại chương trình phát triển dòng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos giữa Ấn Độ và Nga cũng đang rất thành công. Với tầm bắn lên tới 290km, BrahMos hứa hẹn sẽ là vũ khí thay đổi cục diện chiến tranh khi nó được triển khai. Nhất là khi dòng tên lửa siêu thanh này có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau từ trên không, trên đất liền cho đến trên biển. Và có một điều đặc biệt nữa là BrahMos được phát triển từ một mẫu tên lửa chống hạm siêu thanh của Nga.
Mặt khác, Ấn Độ cũng xây dựng cho mình một hệ thống phòng thủ hiệu quả không phụ thuộc quá từ Nga, khi nước này phát triển hệ thống tên lửa phòng không tầm trung MRSAM và tầm gần LRSAM với sự giúp đỡ từ Israel. Các hệ thống phòng không này có tầm bắn hiệu quả từ 50km – 100km đủ khả năng lấp đầy khoảng trống cho S-400.
|
Cả Nga lẫn Ấn Độ đều có hàng loạt dự án phát triển vũ khí chung với nhau đỉnh cao trong đó là tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
|
Thậm chí khi đối phương vượt qua cả được S-400 hay MRSAM và LRSAM thì Ấn Độ vẫn cùng lớp phòng vệ cuối cùng tổ hợp tên lửa phòng không Akash cũng do nước này tự phát triển với tầm bắn hiệu quả là 40km tất nhiên Akash được phát triển dưới sự giúp đỡ từ công ty NPO Mashinostroyeniya của Nga.
New Delhi luôn cần một lực lượng lục quân toàn diện
Với hàng loạt thách thức đền từ khu vực biên giới chung với Trung Quốc và Pakistan, Lục quân Ấn Độ luôn đặt mình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao và họ cần được trang bị tốt để có thể đối đầu với mọi cuộc chiến. Do đó có thể dễ dàng nhận thấy Lục quân Ấn Độ hầu như được trang hầu hết các loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga trong đó có thể kể tới xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 - dòng xe tăng chiến đấu nguy hiểm nhất thế giới.
T-90 có thể xuyên thủng mọi tuyến phòng thủ của đối phương ngay cả khi nó được cho là không thể đi qua. Những chiếc “xe tăng bay” T-90 là nắm đấm thép thật sự của Lục quân Ấn Độ. Hiện tại Quân đội Ấn Độ có kế hoạch nâng tổng số T-90 của mình lên 1.600 chiếc nhằm xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp toàn diện.
Trong khi đó Lục quân Ấn Độ cũng đang có trong biên chế hàng trăm chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP do Mga chế tạo một phần của các đơn bị bộ binh cơ giới Ấn Độ.
|
Lục quân Ấn Độ dù chưa thực sự mạnh nhưng đủ nghiền nát mọi đối thủ trong khu vực.
|
Tuy nhiên các công ty vũ khí Nga dường như đã bỏ qua lực lượng pháo binh của Ấn Độ khi binh chủng này được trang bị hoàn toàn bởi các loại pháo do Phương Tây phát triển. Điển hình như lựu pháo Bofors 155mm của Thụy Điển, tất nhiên chúng tác chiến rất hiệu quả ở địa hình Ấn Độ điều này có thể thấy qua cuộc xung đột ở Kargil. Nhưng chính phủ Ấn Độ đã quyết định không mua thêm loại pháo này do phát hiện tham nhũng trong các hợp đồng Bofors.
Lục quân Ấn Độ cũng tự tiến hành phát triển các thế hệ pháo chiến trường tiếp theo của mình với việc hợp tác cùng công ty quốc phòng Samsung Techwin của Hàn Quốc, hay mua mẫu lựu pháo M777 howitzer 155mm từ Mỹ. Bên cạnh đó hệ thông tin liên lạc quân sự của Ấn Độ đều do các công ty quốc phòng Mỹ cung cấp.
Làm chủ vùng biển Nam Á
Từ đầu những năm 1970 Hải quân Ấn Độ đã có sự hợp tác hiệu quả với các công ty đóng tàu và quốc phòng Nga thông qua hàng loạt hợp đồng thành công giữa hai bên. Tàu sân bay INS Vikramaditya mà Hải quân Ấn Độ mua lại từ Nga là một ví dụ nó cũng mới được trang bị thêm những chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K từ Nga, trong khi đó biên đội tàu khu trục, tuần dương hạm và các tàu tấn công tên lửa của Ấn Độ được xây dựng một phần theo học thuyết quân sự của Nga.
|
Phạm vi hoạt động của Hải quân Ấn Độ không chỉ còn bó hẹp trong khu vực vùng biển Nam Á mà bắt đầu vươn ra các khu vực khác với hơn 50 năm xây dựng và phát triển không ngừng.
|
Và Hải quân Ấn Độ sẽ không có ngày hôm nay nếu như vào cuối những năm 1960 họ không mua những chiếc tàu tấn công tên lửa lớp OSA từ Liên Xô, và dựa vào chúng tạo nên chiến thắng Karachi vào năm 1971. Các tàu OSA lúc đó được Liên Xô thiết kế để cho mục đích phòng vệ bờ biển nhưng Ấn Độ đã biến chúng thành vũ khí tấn công mục tiêu ven biển với các tên lửa chống hạm P-15.
Hải quân Ấn Độ cũng có trong biên chế từ 10-14 chiếc tàu ngầm tấn công diesel-điện lẫn tàu ngầm tấn công hạt nhân do Nga chế tạo. Ấn Độ cũng phát triển các mẫu tàu ngầm lẫn tàu khu trục riêng của mình nhưng chúng đều mang đậm thiết kế cơ bản của các dòng tàu chiến do Nga chế tạo trước đây.
Nhưng một lần nữa trong các dòng tàu vận tải hay máy bay vận tải dành cho lực lượng hải quân Ấn Độ lại chọn các ứng cử viên đến từ Mỹ hoặc Nhật Bản thay vì các dòng sản phẩm cùng loại của Nga. Có thể lấy một ví dụ như dòng máy bay thủy phi cơ đa năng Beriev Be-200 của Nga vốn được thị trường Châu Âu đánh giá khá cao và thậm chí nhiều nước Châu Âu muốn sở hữu nó, nhưng Hải quân Ấn Độ lại chọn mẫu thủy phi cơ cỡ nhỏ US-2 của Nhật Bản thay vì Be-200.