Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, thời gian cuộc chiến đã kéo dài hơn 4 tháng, Quân đội Nga đã bộc lộ nhiều vấn đề về vũ khí, chiến thuật và huấn luyện. Nhưng là một cường quốc quân sự, Nga có đủ nguồn lực để thực hiện các điều chỉnh.Trong các điểm yếu mà Quân đội Nga đã bộc lộ qua cuộc xung đột, chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng của máy bay không người lái (UAV), có thể bay trong một thời gian dài. Do vậy, các nhà sản xuất Nga gần đây đã bắt đầu sản xuất ba ca hiếm hoi, để tăng tốc sản xuất loại UAV này.Vào ngày 30/6 vừa qua, tờ "Kommersant" của Nga đưa tin, công ty Kronstadt (Кронштадт), nhà sản xuất UAV quân sự chính của Nga, đã được Bộ Quốc phòng Nga giao nhiệm vụ sản xuất UAV tầm trung, để đáp ứng yêu cầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.Hiện tại Công ty Kronstadt có một nhà máy sản xuất lớn ở Dubna, phía bắc thủ đô Moscow. Công nhân của Kronstadt đã bắt đầu sản xuất ba ca ngày và đêm; đồng thời liên tục tuyển dụng lao động.Công ty Kronstadt trước đây được gọi là "Nhà máy sản xuất máy móc Dubna”, được đặt theo tên của Anh hùng Quân đội Liên Xô NP Fedorov, được thành lập vào đầu năm 1939 và là cơ sở thiết kế chính tên lửa chiến thuật của Liên Xô trong nhiều thập kỷ."Nhà máy sản xuất máy móc Dubna” đã từng thiết kết tên lửa chống hạm hạng nặng Kh-22 (AS-4 "Kitchen"), vừa qua bắn trúng trung tâm mua sắm Kremenchug ở Ukraine vào ngày 26/6. Sau khi Liên Xô tan rã, "Nhà máy sản xuất máy móc Dubna” đã được mua lại bởi công ty tư nhân Kronstadt. Vào năm 2021, một dây chuyền sản xuất máy bay không người lái mới đã được xây dựng bên cạnh nhà máy cũ của công ty Kronstadt và loại UAV "Orion" hiện được sản xuất theo ba ca liên tục."Orion" là máy bay không người lái giám sát tầm trung (MALE) đầu tiên của Nga, có thể cạnh tranh với "Predator" của Mỹ, Rainbow-4 và Wing Loong-1 của Trung Quốc.Các chỉ số chính của UAV Orion, trọng lượng cất cánh chỉ hơn 1 tấn, sử dụng động cơ khí piston rẻ tiền và tin cậy, thời gian hoạt động liên tục có thể đạt 24 giờ, trần bay tối đa 7.500 mét. Có thể mang theo trọng lượng 55 kg như hệ thống quan sát quang điện hoặc vũ khí; tải trọng tối đa 200 kg.Mặc dù ban đầu, UAV Orion nó được thiết kế như một máy bay không người lái trinh sát thuần túy, nhưng Quân đội Nga vẫn coi trọng việc sử dụng nó, như một máy bay không người lái tấn công.Sau một số cải tiến, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2019, UAV Orion được đưa đến chiến trường Syria để thử nghiệm chiến đấu thực tế. UAV Orion hiện tại, có thể lắp 6 vũ khí dẫn đường chính xác, do Nga sản xuất.Vũ khí mà UAV Orion có thể sử dụng bao gồm bom dẫn đường KAB-20, KAB-50, tên lửa dẫn đường UPAB-50 và tên lửa dẫn đường không điều khiển FAB-50; tên lửa không đối đất, dẫn đường bằng laser bán chủ động Kh-50 Hairfasky, mới được phát triển riêng cho UAV Orion.Trước đây, do việc Nga thiếu những loại vũ khí hàng không nhỏ, có độ chính xác cao trang bị cho UAV; và chính việc thiếu các loại vũ khí hàng không có tính sát thương nhỏ, cũng là nguyên nhân chính, khiến UAV tấn công của Nga, không được sử dụng phổ biến.Đánh giá chung, UAV Orion được đưa vào phục vụ trong Quân đội Nga quá muộn. Vào tháng 4/2020, lô đầu tiên của 3 UAV Orion và 2 cabin điều khiển mặt đất UAV mới được chuyển giao cho Quân đội Nga, với mục đích là thử nghiệm.Hiện UAV Orion vẫn được điều khiển trực tiếp bằng sóng vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất. Nhưng theo một số thông tin, vào tháng Giêng năm nay, phiên bản mới nhất của UAV Orion có tên Orion- S, đã được trang bị hệ thống điều khiển vệ tinh; nhưng phiên bản này hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.Đây cũng là lý do chính khiến "Orion-S" hầu như không xuất hiện tại xung đột Nga-Ukraine cho đến nay. Trong tương lại, UAV Orion-S có thể trở thành một vũ khí để giám sát liên tục trên chiến trường và nó có khả năng "tìm và diệt" các mục tiêu mặt đất.Còn hiện tại, UAV Orion đã thể thể hiện được sức mạnh của mình; tuy nhiên khi tấn công các mục tiêu mặt đất, UAV Orion phải hạ độ cao để phóng tên lửa không đối đất; tuy nhiên các tên lửa phòng không vác vai của Ukraine, vẫn không thể với được tới trần bay của UAV Orion. Nếu cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài, thì có thể trong thời gian tới, sẽ chứng kiến việc UAV Orion sẽ thường xuyên xuất hiện, không chỉ làm nhiệm vụ giám sát chiến trường, mà còn tấn công các mục tiêu của Ukraine.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, thời gian cuộc chiến đã kéo dài hơn 4 tháng, Quân đội Nga đã bộc lộ nhiều vấn đề về vũ khí, chiến thuật và huấn luyện. Nhưng là một cường quốc quân sự, Nga có đủ nguồn lực để thực hiện các điều chỉnh.
Trong các điểm yếu mà Quân đội Nga đã bộc lộ qua cuộc xung đột, chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng của máy bay không người lái (UAV), có thể bay trong một thời gian dài. Do vậy, các nhà sản xuất Nga gần đây đã bắt đầu sản xuất ba ca hiếm hoi, để tăng tốc sản xuất loại UAV này.
Vào ngày 30/6 vừa qua, tờ "Kommersant" của Nga đưa tin, công ty Kronstadt (Кронштадт), nhà sản xuất UAV quân sự chính của Nga, đã được Bộ Quốc phòng Nga giao nhiệm vụ sản xuất UAV tầm trung, để đáp ứng yêu cầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Hiện tại Công ty Kronstadt có một nhà máy sản xuất lớn ở Dubna, phía bắc thủ đô Moscow. Công nhân của Kronstadt đã bắt đầu sản xuất ba ca ngày và đêm; đồng thời liên tục tuyển dụng lao động.
Công ty Kronstadt trước đây được gọi là "Nhà máy sản xuất máy móc Dubna”, được đặt theo tên của Anh hùng Quân đội Liên Xô NP Fedorov, được thành lập vào đầu năm 1939 và là cơ sở thiết kế chính tên lửa chiến thuật của Liên Xô trong nhiều thập kỷ.
"Nhà máy sản xuất máy móc Dubna” đã từng thiết kết tên lửa chống hạm hạng nặng Kh-22 (AS-4 "Kitchen"), vừa qua bắn trúng trung tâm mua sắm Kremenchug ở Ukraine vào ngày 26/6. Sau khi Liên Xô tan rã, "Nhà máy sản xuất máy móc Dubna” đã được mua lại bởi công ty tư nhân Kronstadt.
Vào năm 2021, một dây chuyền sản xuất máy bay không người lái mới đã được xây dựng bên cạnh nhà máy cũ của công ty Kronstadt và loại UAV "Orion" hiện được sản xuất theo ba ca liên tục.
"Orion" là máy bay không người lái giám sát tầm trung (MALE) đầu tiên của Nga, có thể cạnh tranh với "Predator" của Mỹ, Rainbow-4 và Wing Loong-1 của Trung Quốc.
Các chỉ số chính của UAV Orion, trọng lượng cất cánh chỉ hơn 1 tấn, sử dụng động cơ khí piston rẻ tiền và tin cậy, thời gian hoạt động liên tục có thể đạt 24 giờ, trần bay tối đa 7.500 mét. Có thể mang theo trọng lượng 55 kg như hệ thống quan sát quang điện hoặc vũ khí; tải trọng tối đa 200 kg.
Mặc dù ban đầu, UAV Orion nó được thiết kế như một máy bay không người lái trinh sát thuần túy, nhưng Quân đội Nga vẫn coi trọng việc sử dụng nó, như một máy bay không người lái tấn công.
Sau một số cải tiến, đặc biệt là bắt đầu từ năm 2019, UAV Orion được đưa đến chiến trường Syria để thử nghiệm chiến đấu thực tế. UAV Orion hiện tại, có thể lắp 6 vũ khí dẫn đường chính xác, do Nga sản xuất.
Vũ khí mà UAV Orion có thể sử dụng bao gồm bom dẫn đường KAB-20, KAB-50, tên lửa dẫn đường UPAB-50 và tên lửa dẫn đường không điều khiển FAB-50; tên lửa không đối đất, dẫn đường bằng laser bán chủ động Kh-50 Hairfasky, mới được phát triển riêng cho UAV Orion.
Trước đây, do việc Nga thiếu những loại vũ khí hàng không nhỏ, có độ chính xác cao trang bị cho UAV; và chính việc thiếu các loại vũ khí hàng không có tính sát thương nhỏ, cũng là nguyên nhân chính, khiến UAV tấn công của Nga, không được sử dụng phổ biến.
Đánh giá chung, UAV Orion được đưa vào phục vụ trong Quân đội Nga quá muộn. Vào tháng 4/2020, lô đầu tiên của 3 UAV Orion và 2 cabin điều khiển mặt đất UAV mới được chuyển giao cho Quân đội Nga, với mục đích là thử nghiệm.
Hiện UAV Orion vẫn được điều khiển trực tiếp bằng sóng vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất. Nhưng theo một số thông tin, vào tháng Giêng năm nay, phiên bản mới nhất của UAV Orion có tên Orion- S, đã được trang bị hệ thống điều khiển vệ tinh; nhưng phiên bản này hiện vẫn đang trong quá trình phát triển.
Đây cũng là lý do chính khiến "Orion-S" hầu như không xuất hiện tại xung đột Nga-Ukraine cho đến nay. Trong tương lại, UAV Orion-S có thể trở thành một vũ khí để giám sát liên tục trên chiến trường và nó có khả năng "tìm và diệt" các mục tiêu mặt đất.
Còn hiện tại, UAV Orion đã thể thể hiện được sức mạnh của mình; tuy nhiên khi tấn công các mục tiêu mặt đất, UAV Orion phải hạ độ cao để phóng tên lửa không đối đất; tuy nhiên các tên lửa phòng không vác vai của Ukraine, vẫn không thể với được tới trần bay của UAV Orion.
Nếu cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài, thì có thể trong thời gian tới, sẽ chứng kiến việc UAV Orion sẽ thường xuyên xuất hiện, không chỉ làm nhiệm vụ giám sát chiến trường, mà còn tấn công các mục tiêu của Ukraine.