Thông tin được đăng trên tờ Atlantic Council cho biết, số bệ phóng tên lửa chiến thuật lục quân HIMARS do Mỹ cung cấp, đã có tác dụng rất rõ ràng trong việc "phi quân sự hóa" quân đội Nga. Khi đã làm cho Quân đội Nga phải “mất ăn mất ngủ”; thậm chí giảm tần suất tấn công.Từ tình hình thực tế trên chiến trường, hầu như các kho vũ khí và sở chỉ huy của quân đội Nga, đều nằm ở phía sau mặt trận và thường xuyên bị tấn công bởi các tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine trong những ngày gần đây.Quân đội Ukraine đã sử dụng chiến thuật khi kết hợp giữa phóng tên lửa HIMARS với pháo phản lực phóng loạt BM-27/30 và tên lửa đạn đạo Tochka-U, để phá hủy các kho đạn và sở chỉ huy và làm phân tán cũng như giảm khả năng của các hệ thống đánh chặn của Nga.Ngoài tên lửa HIMARS, quân đội Ukraine cũng thường xuyên nhận được các loại vũ khí công nghệ cao khác của phương Tây, bao gồm pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, PzH2000 của Đức và AHS Krab của Ba Lan.Những loại pháo tiên tiến này đã phát huy hết lợi thế về tính cơ động, tầm bắn xa và độ chính xác cao; chúng có thể bắn nhiều loại đạn công nghệ cao khác nhau, bao gồm cả đạn dẫn đường và đạn thường, thể hiện đầy đủ vai trò nổi bật của vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh hiện đại.Tuy nhiên, so với lợi thế về quy mô của quân đội Nga, Ukraine có được quá ít vũ khí công nghệ cao của phương Tây. Lấy HIMARS làm ví dụ, quân đội Ukraine hiện chỉ có 9 xe. Và thậm chí là với 9 chiếc HIMARS này, đã khiến Quân đội Nga đã phải chịu đựng chứng sợ HIMARS.Tuy nhiên với nhiều người, trong đó có cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael G. Vickers thì tin rằng, con số đó là quá nhỏ. Nếu Ukraine có thể có được 60-100 hệ thống HIMARS, thì mới có thể giành chiến thắng trong cuộc đọ sức pháo binh với quân đội Nga.Còn tờ "Financial Times" của Anh cho rằng, so với Nga (66 tỷ USD), tổng chi tiêu quân sự của các nước NATO cao tới 1,1 nghìn tỷ USD; nhưng thực tế là NATO không thể cung cấp đủ hỗ trợ quân sự cho Ukraine.Do NATO đã tiêu tốn quá nhiều chi phí quân sự trong nghiên cứu và phát triển vũ khí công nghệ cao; và thực tế là các nước này đã bỏ qua lợi thế về số lượng của vũ khí và đạn dược thông thường, do đó không thể cung cấp đủ pháo và đạn pháo cho Ukraine. Đạn pháo 155mm do các doanh nghiệp quân đội Mỹ sản xuất trong một năm chỉ đủ cho quân đội Ukraine chiến đấu trong hai tuần. Các loại đạn pháo 155mm cung cấp cho Ukraine hiện nay, chủ yếu lấy từ kho dự trữ của quân đội Mỹ.Nói cách khác, ngay cả khi NATO cung cấp cho Ukraine đủ số lượng pháo, thì cũng không đủ đạn để bắn, chứ chưa nói đến các loại rocket 227mm đắt tiền. Số tên lửa HIMARS của quân đội Ukraine được viện trợ, theo ước tính tất cả có khoảng 2.000 quả, bao gồm cả loại đạn M31 dẫn đường bằng vệ tinh.Ngoài đạn pháo, các loại vũ khí khác cũng gặp phải tình thế khó khăn như vậy. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã chủ trì tổ chức “Hội nghị viện trợ quân sự Ukraine”, để điều phối hỗ trợ quân sự của các đồng minh cho Ukraine.Cùng với đó, Mỹ và các quốc gia phương Tây đang gấp rút tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, điều khó khăn là vũ khí không thể được sản xuất được ngay, mà phải mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều năm.Mặc dù hiện nay, đối thủ của NATO là Nga đang bị mắc kẹt trong chiến trường Ukraine, không có đủ tiềm lực cũng như khả năng để tiến hành một "chiến dịch quân sự đặc biệt" chống lại các nước khác; nhưng các nước liên quan vẫn phải duy trì đủ quân lực dự phòng.Cuộc xung đột ở Ukraine khác với cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, cuộc chiến tiêu hao cường độ cao này tiêu tốn nhiều tiềm lực, vật lực nhanh hơn nhiều so với cuộc chiến an ninh cường độ thấp mà Quân đội Mỹ và NATO tiến hành trong 50 năm qua; do đó viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine không thể đáp ứng đủ về số lượng.Nhưng từ quyết tâm đến hành động của phương Tây là không hề đơn giản, khi việc khởi động một cỗ máy chiến tranh, ở mức độ lớn, nó còn liên quan đến quá khứ “phi công nghiệp hóa” của phương Tây, khi họ đã bỏ qua cuộc chiến cường độ cao, tiêu hao nhiều đạn pháo công nghệ thấp.Tỷ lệ tiêu hao vũ khí, khí tài, kinh nghiệm và bài học của Ukraine, đang ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách quốc phòng ở phương Tây. Nên nhớ trước đó, các quốc gia NATO phát cuồng về vũ khí công nghệ cao, với phương châm “ít mà tinh”. Nhưng khi phải đối mặt với cuộc chiến tiêu hao cường độ cao, những điểm yếu của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây mới bộc lộ rõ.Tất nhiên, ở Nga cũng có nhiều vấn đề, không ít vũ khí niêm cất phơi mưa gió lâu ngày, thiếu khả năng bảo vệ hoàn hảo; không có nhiều vũ khí có thể mở niêm phong và được sử dụng với số lượng lớn. Đồng thời nhiều vũ khí, khí tài bị hư hỏng, đang chất thành đống ở Crimea và những nơi khác đang chờ sửa chữa.Bên cạnh đó, việc sản xuất vũ khí công nghệ cao đối Nga còn kinh khủng hơn. Chỉ cần đối mặt với một đối thủ như Ukraine, đã phơi bày thực tế sức mạnh quân sự của Nga; nếu bị thay thế bởi một đối thủ mạnh hơn Ukraine, rất có thể Nga sẽ phải sử dụng tới vũ khí hạt nhân.
Thông tin được đăng trên tờ Atlantic Council cho biết, số bệ phóng tên lửa chiến thuật lục quân HIMARS do Mỹ cung cấp, đã có tác dụng rất rõ ràng trong việc "phi quân sự hóa" quân đội Nga. Khi đã làm cho Quân đội Nga phải “mất ăn mất ngủ”; thậm chí giảm tần suất tấn công.
Từ tình hình thực tế trên chiến trường, hầu như các kho vũ khí và sở chỉ huy của quân đội Nga, đều nằm ở phía sau mặt trận và thường xuyên bị tấn công bởi các tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine trong những ngày gần đây.
Quân đội Ukraine đã sử dụng chiến thuật khi kết hợp giữa phóng tên lửa HIMARS với pháo phản lực phóng loạt BM-27/30 và tên lửa đạn đạo Tochka-U, để phá hủy các kho đạn và sở chỉ huy và làm phân tán cũng như giảm khả năng của các hệ thống đánh chặn của Nga.
Ngoài tên lửa HIMARS, quân đội Ukraine cũng thường xuyên nhận được các loại vũ khí công nghệ cao khác của phương Tây, bao gồm pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp, PzH2000 của Đức và AHS Krab của Ba Lan.
Những loại pháo tiên tiến này đã phát huy hết lợi thế về tính cơ động, tầm bắn xa và độ chính xác cao; chúng có thể bắn nhiều loại đạn công nghệ cao khác nhau, bao gồm cả đạn dẫn đường và đạn thường, thể hiện đầy đủ vai trò nổi bật của vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, so với lợi thế về quy mô của quân đội Nga, Ukraine có được quá ít vũ khí công nghệ cao của phương Tây. Lấy HIMARS làm ví dụ, quân đội Ukraine hiện chỉ có 9 xe. Và thậm chí là với 9 chiếc HIMARS này, đã khiến Quân đội Nga đã phải chịu đựng chứng sợ HIMARS.
Tuy nhiên với nhiều người, trong đó có cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michael G. Vickers thì tin rằng, con số đó là quá nhỏ. Nếu Ukraine có thể có được 60-100 hệ thống HIMARS, thì mới có thể giành chiến thắng trong cuộc đọ sức pháo binh với quân đội Nga.
Còn tờ "Financial Times" của Anh cho rằng, so với Nga (66 tỷ USD), tổng chi tiêu quân sự của các nước NATO cao tới 1,1 nghìn tỷ USD; nhưng thực tế là NATO không thể cung cấp đủ hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Do NATO đã tiêu tốn quá nhiều chi phí quân sự trong nghiên cứu và phát triển vũ khí công nghệ cao; và thực tế là các nước này đã bỏ qua lợi thế về số lượng của vũ khí và đạn dược thông thường, do đó không thể cung cấp đủ pháo và đạn pháo cho Ukraine.
Đạn pháo 155mm do các doanh nghiệp quân đội Mỹ sản xuất trong một năm chỉ đủ cho quân đội Ukraine chiến đấu trong hai tuần. Các loại đạn pháo 155mm cung cấp cho Ukraine hiện nay, chủ yếu lấy từ kho dự trữ của quân đội Mỹ.
Nói cách khác, ngay cả khi NATO cung cấp cho Ukraine đủ số lượng pháo, thì cũng không đủ đạn để bắn, chứ chưa nói đến các loại rocket 227mm đắt tiền. Số tên lửa HIMARS của quân đội Ukraine được viện trợ, theo ước tính tất cả có khoảng 2.000 quả, bao gồm cả loại đạn M31 dẫn đường bằng vệ tinh.
Ngoài đạn pháo, các loại vũ khí khác cũng gặp phải tình thế khó khăn như vậy. Mặc dù Chính phủ Mỹ đã chủ trì tổ chức “Hội nghị viện trợ quân sự Ukraine”, để điều phối hỗ trợ quân sự của các đồng minh cho Ukraine.
Cùng với đó, Mỹ và các quốc gia phương Tây đang gấp rút tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, điều khó khăn là vũ khí không thể được sản xuất được ngay, mà phải mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều năm.
Mặc dù hiện nay, đối thủ của NATO là Nga đang bị mắc kẹt trong chiến trường Ukraine, không có đủ tiềm lực cũng như khả năng để tiến hành một "chiến dịch quân sự đặc biệt" chống lại các nước khác; nhưng các nước liên quan vẫn phải duy trì đủ quân lực dự phòng.
Cuộc xung đột ở Ukraine khác với cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, cuộc chiến tiêu hao cường độ cao này tiêu tốn nhiều tiềm lực, vật lực nhanh hơn nhiều so với cuộc chiến an ninh cường độ thấp mà Quân đội Mỹ và NATO tiến hành trong 50 năm qua; do đó viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine không thể đáp ứng đủ về số lượng.
Nhưng từ quyết tâm đến hành động của phương Tây là không hề đơn giản, khi việc khởi động một cỗ máy chiến tranh, ở mức độ lớn, nó còn liên quan đến quá khứ “phi công nghiệp hóa” của phương Tây, khi họ đã bỏ qua cuộc chiến cường độ cao, tiêu hao nhiều đạn pháo công nghệ thấp.
Tỷ lệ tiêu hao vũ khí, khí tài, kinh nghiệm và bài học của Ukraine, đang ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách quốc phòng ở phương Tây. Nên nhớ trước đó, các quốc gia NATO phát cuồng về vũ khí công nghệ cao, với phương châm “ít mà tinh”. Nhưng khi phải đối mặt với cuộc chiến tiêu hao cường độ cao, những điểm yếu của nền công nghiệp quốc phòng phương Tây mới bộc lộ rõ.
Tất nhiên, ở Nga cũng có nhiều vấn đề, không ít vũ khí niêm cất phơi mưa gió lâu ngày, thiếu khả năng bảo vệ hoàn hảo; không có nhiều vũ khí có thể mở niêm phong và được sử dụng với số lượng lớn. Đồng thời nhiều vũ khí, khí tài bị hư hỏng, đang chất thành đống ở Crimea và những nơi khác đang chờ sửa chữa.
Bên cạnh đó, việc sản xuất vũ khí công nghệ cao đối Nga còn kinh khủng hơn. Chỉ cần đối mặt với một đối thủ như Ukraine, đã phơi bày thực tế sức mạnh quân sự của Nga; nếu bị thay thế bởi một đối thủ mạnh hơn Ukraine, rất có thể Nga sẽ phải sử dụng tới vũ khí hạt nhân.