Xe máy Simson S51 được xem là một trong những mẫu xe mơ ước của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam những năm 80-90 của thế kỷ trước, nó gắn liền với nhiều thế hệ cùng với Honda 67, Honda Super Cub, Jawa 350, Minsk... Vào thời điểm đó, người mua xe phải bỏ ra từ 5 chỉ tới 1,2 cây vàng là người dân có thể sở hữu một chiếc Simson.Ngược dòng tiểu sư mẫu xe máy Simson huyền thoại, nó được thành lập tại thành phố Suhl bởi Lob và Moses. Simson ban đầu như là một nhà máy chế tạo vũ khí sau đó cũng như nhiều thương hiệu khác, hãng bắt đầu sản xuất xe máy vào năm 1934 với nhãn hiệu BSW (viết tắt của Berlin-Suhler Waffen, nghĩa là nhà máy vũ khí Berlin-Suhler).Ở Việt Nam, vào những năm sau giải phóng 1975, Simson xuất hiện như những xe hơi sang trọng ngày nay. Thời bao cấp, Simson không được nhập khẩu theo đường chính ngạch mà về Việt Nam theo đường “xách tay” của những người đi học tập hoặc lao động xuất khẩu ở các nước XHCN thời điểm đó như; Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc về nước.Thời gian đầu, những chiếc xe máy Simson S51 thuộc dạng hàng hiếm. Những chiếc xe chủ yếu được mang về từ nước ngoài bởi những người đi học tập và lao động. Xe đóng trong những chiếc thùng thơm mùi gỗ thông được xếp thành từng cục "tên gọi 3 cục thời bấy giờ" - sau đó mới được lắp ráp hoàn chỉnh để có thể "chạy".Simson S51 từng là tài sản lớn của nhiều gia đình thời bao cấp bởi mức giá đắt đỏ thời điểm đó. Mẫu xe sản xuất tại Đức trong giai đoạn 1980-1991, bởi nhà máy trực thuộc IFA. Hơn 1,6 triệu chiếc Simson S50/S51 bán ra trên thị trường và là mẫu xe ăn khách hàng đầu tại Đức những năm 80.Chiếc xe Đức có trọng lượng khoảng 75 kg với khả năng chở nặng 260 kg. Một thời gian dài, chiếc xe được dùng làm phương tiện vận chuyển khá phổ biến ở các tỉnh phía bắc giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Bình xăng dung tích 8,7 lít. Bên cạnh đó, Simson S51 khá cao to, hầm hố. Tiếng kêu của xe rất đặc trưng.Simson S51 dài 1.890 mm, rộng 880 mm và cao 1.195 mm. Động cơ hai thì, xi-lanh đơn, khởi động bằng cần đạp. Động cơ hai kỳ dung tích 49,8 phân khối, công suất 3,6 mã lực tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 5 Nm tại vòng tua máy 4.800 vòng/phút. Với hộp số 3 cấp, S51 có tốc độ tối đa 60 km/h.Simson gắn liền với hình ảnh những chiếc xe hai thì khói bụi còn thể hiện sự sang trọng, cái "danh" khá quan trọng là học tập làm việc tại nước ngoài. Điều đặc biệt khiến nhiều người yêu thích Simson là xe chạy rất êm dù vướng ổ gà, mặc dù công nghệ thời đó không được như bây giờ.Nếu Honda Super Cub 50 có giá vài cây vàng thì Simson rẻ hơn hẳn. “Chỉ” cần bỏ ra từ 5 chỉ tới 1,2 cây vàng là người dân có thể sở hữu một chiếc Simson. Rẻ hơn Cub 50 nhưng nếu xét về “chất chơi”, Simson hoàn toàn vượt mặt Cub 50. Cub 50 có lợi thế bền bỉ tiết kiệm xăng nhưng lại khá "lành" dễ sửa chữa.Vừa khan hiếm, vừa sành điệu nên mẫu xe máy Simson S51 hay còn gọi ví von là "xe mô kích" đã trở thành sản phẩm trong mơ của rất nhiều người, đặc biệt là các “tay chơi mũ cối”. Ngày đó, lướt trên chiếc xe này chẳng khác nào đang ngồi trên các xế sang giá bạc tỷ ngày nay.Thương hiệu xe máy Simson đã thành công với nhiều mẫu xe nhưng phải đến năm 1975 khi S50 ra đời, thương hiệu Simson mới bước sang một trang sử oanh liệt. Kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, cùng với S51, S70, mẫu xe S50 nhanh chóng nổi tiếng khi đến Việt Nam và được xem như một mẫu xe "huyền thoại" trong các dòng xe máy.
Xe máy Simson S51 được xem là một trong những mẫu xe mơ ước của nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam những năm 80-90 của thế kỷ trước, nó gắn liền với nhiều thế hệ cùng với Honda 67, Honda Super Cub, Jawa 350, Minsk... Vào thời điểm đó, người mua xe phải bỏ ra từ 5 chỉ tới 1,2 cây vàng là người dân có thể sở hữu một chiếc Simson.
Ngược dòng tiểu sư mẫu xe máy Simson huyền thoại, nó được thành lập tại thành phố Suhl bởi Lob và Moses. Simson ban đầu như là một nhà máy chế tạo vũ khí sau đó cũng như nhiều thương hiệu khác, hãng bắt đầu sản xuất xe máy vào năm 1934 với nhãn hiệu BSW (viết tắt của Berlin-Suhler Waffen, nghĩa là nhà máy vũ khí Berlin-Suhler).
Ở Việt Nam, vào những năm sau giải phóng 1975, Simson xuất hiện như những xe hơi sang trọng ngày nay. Thời bao cấp, Simson không được nhập khẩu theo đường chính ngạch mà về Việt Nam theo đường “xách tay” của những người đi học tập hoặc lao động xuất khẩu ở các nước XHCN thời điểm đó như; Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc về nước.
Thời gian đầu, những chiếc xe máy Simson S51 thuộc dạng hàng hiếm. Những chiếc xe chủ yếu được mang về từ nước ngoài bởi những người đi học tập và lao động. Xe đóng trong những chiếc thùng thơm mùi gỗ thông được xếp thành từng cục "tên gọi 3 cục thời bấy giờ" - sau đó mới được lắp ráp hoàn chỉnh để có thể "chạy".
Simson S51 từng là tài sản lớn của nhiều gia đình thời bao cấp bởi mức giá đắt đỏ thời điểm đó. Mẫu xe sản xuất tại Đức trong giai đoạn 1980-1991, bởi nhà máy trực thuộc IFA. Hơn 1,6 triệu chiếc Simson S50/S51 bán ra trên thị trường và là mẫu xe ăn khách hàng đầu tại Đức những năm 80.
Chiếc xe Đức có trọng lượng khoảng 75 kg với khả năng chở nặng 260 kg. Một thời gian dài, chiếc xe được dùng làm phương tiện vận chuyển khá phổ biến ở các tỉnh phía bắc giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Bình xăng dung tích 8,7 lít. Bên cạnh đó, Simson S51 khá cao to, hầm hố. Tiếng kêu của xe rất đặc trưng.
Simson S51 dài 1.890 mm, rộng 880 mm và cao 1.195 mm. Động cơ hai thì, xi-lanh đơn, khởi động bằng cần đạp. Động cơ hai kỳ dung tích 49,8 phân khối, công suất 3,6 mã lực tại vòng tua máy 5.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 5 Nm tại vòng tua máy 4.800 vòng/phút. Với hộp số 3 cấp, S51 có tốc độ tối đa 60 km/h.
Simson gắn liền với hình ảnh những chiếc xe hai thì khói bụi còn thể hiện sự sang trọng, cái "danh" khá quan trọng là học tập làm việc tại nước ngoài. Điều đặc biệt khiến nhiều người yêu thích Simson là xe chạy rất êm dù vướng ổ gà, mặc dù công nghệ thời đó không được như bây giờ.
Nếu Honda Super Cub 50 có giá vài cây vàng thì Simson rẻ hơn hẳn. “Chỉ” cần bỏ ra từ 5 chỉ tới 1,2 cây vàng là người dân có thể sở hữu một chiếc Simson. Rẻ hơn Cub 50 nhưng nếu xét về “chất chơi”, Simson hoàn toàn vượt mặt Cub 50. Cub 50 có lợi thế bền bỉ tiết kiệm xăng nhưng lại khá "lành" dễ sửa chữa.
Vừa khan hiếm, vừa sành điệu nên mẫu xe máy Simson S51 hay còn gọi ví von là "xe mô kích" đã trở thành sản phẩm trong mơ của rất nhiều người, đặc biệt là các “tay chơi mũ cối”. Ngày đó, lướt trên chiếc xe này chẳng khác nào đang ngồi trên các xế sang giá bạc tỷ ngày nay.
Thương hiệu xe máy Simson đã thành công với nhiều mẫu xe nhưng phải đến năm 1975 khi S50 ra đời, thương hiệu Simson mới bước sang một trang sử oanh liệt. Kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, cùng với S51, S70, mẫu xe S50 nhanh chóng nổi tiếng khi đến Việt Nam và được xem như một mẫu xe "huyền thoại" trong các dòng xe máy.