Với động cơ 8.0l W16 4 tăng áp cực "khủng", siêu xe Bugatti Chiron cần một lượng lớn không khí để nạp vào buồng đốt. Theo Bugatti, có tới 60.000l khí oxi được nạp vào động cơ mỗi phút xe hoạt động.Giống như Veyron, Chiron có tổng cộng 10 dàn tản nhiệt, được kết nối với nhau thành một hệ thống làm mát tuần hoàn. Cứ mỗi 3 giây lại có một lượng nước 37l được bơm xung quanh hệ thống này. Như vậy, mỗi phút động cơ hoạt động sẽ có 800 lít nước làm mát liên tục tuần hoàn.Tân vương tốc độ Chiron được trang bị tổng cộng 6 bộ lọc khí thải, với 2 bộ lọc chính lớn hơn gấp 6 lần so với một chiếc xe cỡ trung. Tổng diện tích bề mặt các lõi lọc của xe là 230.266 mét vuông - tương đương 30 sân bóng đá. Phần lớn hệ thống xả của Chiron làm bằng titan.Dải đèn LED hình chữ C nằm giữa 2 ghế ngồi của Chiron có chiều dài lớn nhất từng được lắp trên xe ôtô. Đèn này cũng có khả năng điều chỉnh độ sáng.Mô-men xoắn 1600 Nm yêu cầu Chiron phải có hộp số 7 cấp ly hợp kép đặc biệt được "thửa riêng", với bộ côn lớn nhất từng được lắp trên một chiếc xe hơi.Cấu trúc khung nguyên khối bằng sợi carbon của Chiron mất tới 4 tuần để chế tạo, có độ chống xoắn lên tới 50.000 Nm/độ và độ bền lên tới 0,25 mm/tấn. Về cơ bản, chiếc xe có thân cứng chắc ngang với những xe đua tại thể thức LMP1 của giải đua đường trường Le Mans.Bugatti Chiron mới được trang bị những túi khí có thể bật ra cực nhanh và mạnh, đủ sức phá vỡ lớp vỏ bằng sợi carbon trên vô-lăng.Trong quá trình phát triển chiếc xe, Bugatti đã thử nghiệm Chiron 300 giờ trong hầm gió khí động học, 482.803 km ở các điều kiện khác nhau và thay tới 200 bộ lốp. Hãng thậm chí còn phải thiết kế ra hệ thống thử nghiệm mới cho động cơ W16 do công suất quá lớn của nó khiến bất kỳ hệ thống bình thường nào hiện nay đều bị hỏng.Khoang hành lý phía trước của Chiron có khả năng chứa được một vali du lịch cỡ lớn. Điều này có được nhờ có dàn tản nhiệt phía trước của xe được đặt ở góc thẳng hơn so với Veyron.
Với động cơ 8.0l W16 4 tăng áp cực "khủng", siêu xe Bugatti Chiron cần một lượng lớn không khí để nạp vào buồng đốt. Theo Bugatti, có tới 60.000l khí oxi được nạp vào động cơ mỗi phút xe hoạt động.
Giống như Veyron, Chiron có tổng cộng 10 dàn tản nhiệt, được kết nối với nhau thành một hệ thống làm mát tuần hoàn. Cứ mỗi 3 giây lại có một lượng nước 37l được bơm xung quanh hệ thống này. Như vậy, mỗi phút động cơ hoạt động sẽ có 800 lít nước làm mát liên tục tuần hoàn.
Tân vương tốc độ Chiron được trang bị tổng cộng 6 bộ lọc khí thải, với 2 bộ lọc chính lớn hơn gấp 6 lần so với một chiếc xe cỡ trung. Tổng diện tích bề mặt các lõi lọc của xe là 230.266 mét vuông - tương đương 30 sân bóng đá. Phần lớn hệ thống xả của Chiron làm bằng titan.
Dải đèn LED hình chữ C nằm giữa 2 ghế ngồi của Chiron có chiều dài lớn nhất từng được lắp trên xe ôtô. Đèn này cũng có khả năng điều chỉnh độ sáng.
Mô-men xoắn 1600 Nm yêu cầu Chiron phải có hộp số 7 cấp ly hợp kép đặc biệt được "thửa riêng", với bộ côn lớn nhất từng được lắp trên một chiếc xe hơi.
Cấu trúc khung nguyên khối bằng sợi carbon của Chiron mất tới 4 tuần để chế tạo, có độ chống xoắn lên tới 50.000 Nm/độ và độ bền lên tới 0,25 mm/tấn. Về cơ bản, chiếc xe có thân cứng chắc ngang với những xe đua tại thể thức LMP1 của giải đua đường trường Le Mans.
Bugatti Chiron mới được trang bị những túi khí có thể bật ra cực nhanh và mạnh, đủ sức phá vỡ lớp vỏ bằng sợi carbon trên vô-lăng.
Trong quá trình phát triển chiếc xe, Bugatti đã thử nghiệm Chiron 300 giờ trong hầm gió khí động học, 482.803 km ở các điều kiện khác nhau và thay tới 200 bộ lốp. Hãng thậm chí còn phải thiết kế ra hệ thống thử nghiệm mới cho động cơ W16 do công suất quá lớn của nó khiến bất kỳ hệ thống bình thường nào hiện nay đều bị hỏng.
Khoang hành lý phía trước của Chiron có khả năng chứa được một vali du lịch cỡ lớn. Điều này có được nhờ có dàn tản nhiệt phía trước của xe được đặt ở góc thẳng hơn so với Veyron.