Lý do xe Tesla hút chuột, khách hàng thiệt hại cả trăm triệu đồng?

Google News

Dây điện trên xe điện Tesla được làm vỏ bọc từ nguồn gốc đậu nành, chính vì vậy đã rất thu hút loài chuột, nhiều chiếc Tesla bị chuột cắn phá dẫn đến hỏng hóc nặng và không thể hoạt động.

 
Tình trạng chuột làm tổ trên xe ôtô không lạ, tuy nhiên số vụ thiệt hại từ chuột bọ cắn phá, gây thiệt hại cho xe gần đây đang có xu hướng tăng lên với dòng xe điện hạng sang Tesla.
Ly do xe Tesla hut chuot, khach hang thiet hai ca tram trieu dong?
Nhiều khách hàng đang phàn nàn vì xe điện Tesla thường bị hỏng hóc do chuột cắn phá.
Sarah Williams, nữ khách hàng 41 tuổi sống tại Manhattan, Mỹ vừa phải tự bỏ tiền khắc phục thiệt hại của xe do bị chuột cắn phá xe Tesla nhưng bị từ chối bảo hành cho trường hợp này. Cụ thể, Chiếc Tesla Model 3 mà người phụ nữ này đang sử dụng đột nhiên bị hỏng hệ thống điều hòa và phải đưa đến trung tâm dịch vụ của hãng để khắc phục.
Tại đây, cô tá hỏa ngay sau khi kỹ thuật viên mở hộc đựng găng tay ra và một con chuột rơi xuống sàn xe. Theo đánh giá, có vẻ như chuột đã chui vào khá sâu bên trong xe và làm tổ, đồng thời gặm nhấm một số đoạn dây dẫn điện khiến điều hòa bị hỏng. Đáng chú ý hơn, vỏ dây điện xe Tesla được cách điện bằng chất liệu có gốc từ hạt đậu nành mà không phải dầu, điều này khiến xe trở nên thu hút hơn với loài chuột.
Ly do xe Tesla hut chuot, khach hang thiet hai ca tram trieu dong?-Hinh-2
Xác chuột chết rơi ra từ hộc đựng găng tay trên xe Tesla.
Khi Williams đề cập đến vấn đề này, Tesla từ chối trợ giúp và bảo hành xe, buộc cô phải bỏ tiền túi ra để khắc phục thiệt hại. Việc sửa chữa chiếc Tesla Model 3 bị chuột cắn sẽ mất khoảng hơn 1 tháng với chi phí ở mức 5.000 USD (115 triệu đồng). Dù vậy, phải hơn 2 tháng sau, Williams mới có thể nhận lại xe sau khi đã sửa.
Tuy nhiên, khách quan mà nói, Tesla không phải là thương hiệu xe duy nhất nhận phàn nàn từ phía khách hàng do sử dụng dây điện có vỏ làm từ đậu này hấp dẫn với loài chuột. Nhiều nhà sản xuất xe khác cũng nhận được khiếu nại tương tự, nhưng tự chối bảo hành xe với lý do sự việc xảy ra do nguyên nhân tự nhiên, không phải lỗi của hãng.
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất của sự việc này chính là Tesla, thương hiệu hiện có trị giá 632 tỷ USD, nhưng lại không đưa ra được các giải pháp để bảo vệ cho xe cũng như các khách hàng của mình trước tình trạng chuột cắn phá xe.
Ly do xe Tesla hut chuot, khach hang thiet hai ca tram trieu dong?-Hinh-3
Hầu hết các nhà sản xuất xe, bao gồm Tesla, từ chối bảo hành xe hỏng do bị chuột cắn phá 
Chớp lấy cơ hội này, một doanh nghiệp tại Anh đã phát triển một sản phẩm có tên gọi là RatMat nhằm ngăn chặn việc chuột "đột nhập" vào xe và phá hoại các chi tiết bên trong xe, cụ thể là dây điện. Toby Bateson, nhà phát minh đã tạo ra RatMat, cho biết anh rất hứng thú với sự việc của Tesla và liên hệ với nhiều khách hàng sử dụng xe Tesla để tìm hiểu cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. RatMat là sản phẩm chống chuột có thiết kế như một chiếc thảm với kích thước bằng một chỗ đỗ xe, đóng vai trò như hàng rào điện nhằm ngăn chặn chuột chui vào xe.
Trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội, nhiều chủ xe Tesla than phiền rằng những chiếc xe của họ bị chuột cắn phá, gây hỏng hóc ở nhiều mức độ. Những chiếc bị nhẹ chỉ mất đi một hoặc một vài chức năng tiện ích, số nặng hơn thậm chí xe còn không thể hoạt động được.
Thảo Nguyễn

>> xem thêm

Bình luận(0)