Bắt đầu từ tháng 10/2016 tới nay, Ford tại Việt Nam đã phải chính thức công bố mở 3 cuộc triệu hồi khác nhau, gây ảnh hưởng tới 4 dòng xe là Ford Everest, Ford Ranger, Ford Focus và Ford Transit. Tổng cộng đã có 17.382 xe Ford bị triệu hồi tại Việt Nam trong nửa năm trở lại đây.Trong đó, đợt triệu hồi đầu tiên ảnh hưởng tới cả những chiếc Ford Everest được sản xuất từ năm 2008 tới nay. Thậm chí, đợt triệu hồi này còn bao gồm cả một chiếc Everest được nhập khẩu từ năm 2007. Trong đó, 521 chiếc Ford Everest sản xuất từ 27/5/2008 đến 29/10/2008, cùng 1 chiếc Everest nhập khẩu 3.0L năm 2007 sẽ được triệu hồi để kiểm tra, thay thế pad giữ cáp chuyển số của hộp số tự động.Trên xe các xe Ford bị dính lỗi, có khả năng pad giữ cáp chuyển số của hộp số tự động có thể có phần mối hàn không cần thiết và có thể không đạt thông số kỹ thuật. Trong quá trình sử dụng, có khả năng phần vỏ cáp chuyển số chạm vào mối hàn này và có thể làm cho lực tác động lên cần chuyển số lớn hoặc không chọn được vị trí số.Những chiếc Ford Everest bị triệu hồi thuộc thế hệ thứ 2, được sản xuất từ năm 2006 tới tận năm 2015, trước khi bị thay thế bởi phiên bản Everest hiện nay. Ở thế hệ này, Everest được bán với 3 phiên bản động cơ diesel Duratorq với dung tích 2.2l, 2.5l 4 xi-lanh thẳng hàng và 3.0l, đi kèm số sàn hoặc số tự động 6 cấp.Dòng xe bán tải có doanh số tốt nhất Việt Nam là Ford Ranger cũng được triệu hồi vào tháng 1/2017 do lò xo lò xo khóa ngậm gập lưng ghế sau có thể bị gãy, khiến lưng ghế không được khóa cố định vào vị trí thẳng đứng. Đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới tổng cộng 14.896 chiếc xe nhập khẩu chính hãng, có thời gian sản xuất từ 30/11/2012 đến 28/10/2015 tại nhà máy Ford ở Rayong, Thái Lan.Do phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của Ranger mới chỉ được giới thiệu trên Thế giới vào đầu năm 2015 và bán ra ở Việt Nam vào tháng 8 cùng năm, chính vì vậy đợt triệu hồi này của Ford Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới cả phiên bản cũ của dòng xe. Mặc dù vậy, số lượng 2 phiên bản trước và sau facelift của Ranger bị triệu hồi có thể sẽ tương đương nhau khi Ranger liên tục có doanh số rất cao kể từ khi có bản nâng cấp.Ford Việt Nam cung cấp 6 phiên bản Ranger mới từ XL đến Wildtrak, với các hệ truyền động một cầu và hai cầu, hộp số tự động và hộp số sàn 6 cấp và hai lựa chọn động cơ diesel 2.2L và 3.2L với mức giá từ 619 triệu đồng đến 918 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT).Được triệu hồi cùng đợt với Everest, có tổng cộng 539 chiếc Ford Focus ở cả 2 phiên bản sedan và hatchback được sản xuất từ 8/8/2013 đến 14/4/2014 để kiểm tra và thay thế bầu trợ lực phanh trên xe. Trên xe các xe Ford Focus bị lỗi ảnh hưởng, bầu trợ lực phanh có thể được lắp ráp chưa đúng quy trình, khả năng làm nhanh mòn hoặc gây hư hỏng phốt bên trong.Lỗi trợ lực phanh trên Focus khá đơn giản để nhận biết khi chiếc xe sẽ phát ra tiếng ồng hoặc tăng lực tác động khi đạp phanh do rò rỉ chân không. Toàn bộ những chiếc Ford Focus bị triệu hồi đều thuộc phiên bản trước nâng cấp giữa vòng đời, được bán ra lần đầu tại Việt Nam từ tháng 12/2012. Tại triển lãm VMS 2015, phiên bản Focus Facelift đã lần đầu ra mắt thị trường Việt.Ford Focus trước facelift được trang bị hai loại động cơ: 1.6L 125 mã lực và 2.0L 168 mã lực phun xăng trực tiếp. Riêng với phiên bản thấp nhất sử dụng hộp số sàn 5 cấp, còn tất các phiên bản còn lại đều sử dụng hộp số tự động 6 cấp ly hợp kép. Trước đây, xe được bán với 5 phiên bản, có giá từ 689 tới 849 triệu đồng.Đợt triệu hồi gần đây nhất của Ford tại Việt Nam ảnh hưởng tới dòng xe minibus Transit được sản xuất vào nửa cuối năm 2016. Cụ thể hơn, đã có tổng cộng 1426 chiếc Transit được sản xuất từ 1/8/2016 đến 18/11/2016. Nguyên nhân của đợt triệu hồi được xác định là do lỗi từ nhà cung ứng linh kiện nước ngoài.Cụ thể, chất lượng cao su giảm chấn của puli trục khuỷu có vấn đề, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra tiếng ồn khi vận hành. Là mẫu xe Ford đầu tiên được lắp ráp ở nước ta từ 20 năm trước, hiện tại Ford Transit cũng đang là dòng xe khách bán chạy nhất Việt Nam. Trước đây, đối thủ trực tiếp của chiếc xe là Mercedes Sprinter nhưng hiện Mercedes đã ngừng sản xuất dòng xe này.
Bắt đầu từ tháng 10/2016 tới nay, Ford tại Việt Nam đã phải chính thức công bố mở 3 cuộc triệu hồi khác nhau, gây ảnh hưởng tới 4 dòng xe là Ford Everest, Ford Ranger, Ford Focus và Ford Transit. Tổng cộng đã có 17.382 xe Ford bị triệu hồi tại Việt Nam trong nửa năm trở lại đây.
Trong đó, đợt triệu hồi đầu tiên ảnh hưởng tới cả những chiếc Ford Everest được sản xuất từ năm 2008 tới nay. Thậm chí, đợt triệu hồi này còn bao gồm cả một chiếc Everest được nhập khẩu từ năm 2007. Trong đó, 521 chiếc Ford Everest sản xuất từ 27/5/2008 đến 29/10/2008, cùng 1 chiếc Everest nhập khẩu 3.0L năm 2007 sẽ được triệu hồi để kiểm tra, thay thế pad giữ cáp chuyển số của hộp số tự động.
Trên xe các xe Ford bị dính lỗi, có khả năng pad giữ cáp chuyển số của hộp số tự động có thể có phần mối hàn không cần thiết và có thể không đạt thông số kỹ thuật. Trong quá trình sử dụng, có khả năng phần vỏ cáp chuyển số chạm vào mối hàn này và có thể làm cho lực tác động lên cần chuyển số lớn hoặc không chọn được vị trí số.
Những chiếc Ford Everest bị triệu hồi thuộc thế hệ thứ 2, được sản xuất từ năm 2006 tới tận năm 2015, trước khi bị thay thế bởi phiên bản Everest hiện nay. Ở thế hệ này, Everest được bán với 3 phiên bản động cơ diesel Duratorq với dung tích 2.2l, 2.5l 4 xi-lanh thẳng hàng và 3.0l, đi kèm số sàn hoặc số tự động 6 cấp.
Dòng xe bán tải có doanh số tốt nhất Việt Nam là Ford Ranger cũng được triệu hồi vào tháng 1/2017 do lò xo lò xo khóa ngậm gập lưng ghế sau có thể bị gãy, khiến lưng ghế không được khóa cố định vào vị trí thẳng đứng. Đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới tổng cộng 14.896 chiếc xe nhập khẩu chính hãng, có thời gian sản xuất từ 30/11/2012 đến 28/10/2015 tại nhà máy Ford ở Rayong, Thái Lan.
Do phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của Ranger mới chỉ được giới thiệu trên Thế giới vào đầu năm 2015 và bán ra ở Việt Nam vào tháng 8 cùng năm, chính vì vậy đợt triệu hồi này của Ford Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới cả phiên bản cũ của dòng xe. Mặc dù vậy, số lượng 2 phiên bản trước và sau facelift của Ranger bị triệu hồi có thể sẽ tương đương nhau khi Ranger liên tục có doanh số rất cao kể từ khi có bản nâng cấp.
Ford Việt Nam cung cấp 6 phiên bản Ranger mới từ XL đến Wildtrak, với các hệ truyền động một cầu và hai cầu, hộp số tự động và hộp số sàn 6 cấp và hai lựa chọn động cơ diesel 2.2L và 3.2L với mức giá từ 619 triệu đồng đến 918 triệu đồng (đã bao gồm thuế VAT).
Được triệu hồi cùng đợt với Everest, có tổng cộng 539 chiếc Ford Focus ở cả 2 phiên bản sedan và hatchback được sản xuất từ 8/8/2013 đến 14/4/2014 để kiểm tra và thay thế bầu trợ lực phanh trên xe. Trên xe các xe Ford Focus bị lỗi ảnh hưởng, bầu trợ lực phanh có thể được lắp ráp chưa đúng quy trình, khả năng làm nhanh mòn hoặc gây hư hỏng phốt bên trong.
Lỗi trợ lực phanh trên Focus khá đơn giản để nhận biết khi chiếc xe sẽ phát ra tiếng ồng hoặc tăng lực tác động khi đạp phanh do rò rỉ chân không. Toàn bộ những chiếc Ford Focus bị triệu hồi đều thuộc phiên bản trước nâng cấp giữa vòng đời, được bán ra lần đầu tại Việt Nam từ tháng 12/2012. Tại triển lãm VMS 2015, phiên bản Focus Facelift đã lần đầu ra mắt thị trường Việt.
Ford Focus trước facelift được trang bị hai loại động cơ: 1.6L 125 mã lực và 2.0L 168 mã lực phun xăng trực tiếp. Riêng với phiên bản thấp nhất sử dụng hộp số sàn 5 cấp, còn tất các phiên bản còn lại đều sử dụng hộp số tự động 6 cấp ly hợp kép. Trước đây, xe được bán với 5 phiên bản, có giá từ 689 tới 849 triệu đồng.
Đợt triệu hồi gần đây nhất của Ford tại Việt Nam ảnh hưởng tới dòng xe minibus Transit được sản xuất vào nửa cuối năm 2016. Cụ thể hơn, đã có tổng cộng 1426 chiếc Transit được sản xuất từ 1/8/2016 đến 18/11/2016. Nguyên nhân của đợt triệu hồi được xác định là do lỗi từ nhà cung ứng linh kiện nước ngoài.
Cụ thể, chất lượng cao su giảm chấn của puli trục khuỷu có vấn đề, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật gây ra tiếng ồn khi vận hành. Là mẫu xe Ford đầu tiên được lắp ráp ở nước ta từ 20 năm trước, hiện tại Ford Transit cũng đang là dòng xe khách bán chạy nhất Việt Nam. Trước đây, đối thủ trực tiếp của chiếc xe là Mercedes Sprinter nhưng hiện Mercedes đã ngừng sản xuất dòng xe này.