Video: Có nên bắt buộc học lại, thi lại bằng lái xe? (Nguồn: VTC Now).
Trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an chia GPLX thành 17 hạng thay vì 13 hạng như hiện nay. Nếu dự luật được thông qua thì các hạng GPLX mới bao gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
Đáng chú ý, một trong những đề xuất ở dự thảo Luật GTĐB sửa đổi đang khiến khá nhiều người tham gia giao thông băn khoăn đó là việc thay đổi đối tượng sử dụng GPLX hạng A1 chỉ lái xe từ trên 50 đến 125 phân khối hoặc có công suất động cơ điện trên 4 kW đến 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A0, thay cho xe từ trên 50 đến dưới 175 phân khối như hiện nay. Ngoài ra, bằng lái ôtô hạng B1 sẽ dùng cho người lái môtô 3 bánh thay vì lái ôtô số tự động 9 chỗ trở xuống, xe tải số tự động dưới 3,5 tấn như hiện nay.
|
Nếu dự luật được thông qua thì các hạng GPLX mới bao gồm A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE. |
Trả lời vấn đề này, Vụ trưởng Vụ quản lý phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết; việc thay đổi các hạng GPLX (bằng) để phù hợp chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, đảm bảo thực hiện các cam kết của Chính phủ Việt Nam đã ký kết khi tham gia Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ.
Hạng GPLX theo Luật GTĐB năm 2008 được chuyển đổi sang hạng GPLX mới tương đương như việc chuyển đổi GPLX Việt Nam sang GPLX quốc tế đã được thực hiện từ năm 2015 theo quy định tại Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ GTVT quy định về cấp và sử dụng GPLX quốc tế.
|
Việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. |
Việc điều chỉnh phân hạng GPLX không ảnh hưởng và phát sinh thủ tục và chi phí cho người dân. Theo đó:
Đối với người đã được cấp GPLX: Tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng ghi trên GPLX (GPLX hạng A1 không thời hạn). Trường hợp hết hạn, thì đổi sang GPLX theo hạng mới (GPLX hạng A3 được đổi sang GPLX hạng B1, GPLX hạng B1 số tự động được đổi sang GPLX hạng B2, GPLX hạng B1, B2 số sàn được đổi sang GPLX hạng B…). Đối với người cấp mới, cấp đổi GPLX: Theo hạng GPLX mới.
Nhiều người cho rằng, theo dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, bằng lái xe hạng A1 sẽ không được điều khiển xe máy có dung tích 125cc trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc người có bằng A1 hiện nay sẽ không được điều khiển một số mẫu xe có dung tích động cơ 150cc như: Honda SH 150cc, Honda Winner 150cc, Yamaha Exciter 150cc...
Tuy nhiên, theo giải thích ở phần trên, nếu đã có GPLX hạng A1 (không thời hạn), người dân vẫn tiếp tục điều khiển xe máy có dung tích động cơ dưới 175cc, không phải đổi sang GPLX mới.
|
Các bằng lái hạng B1 số tự động, B1, B2 số sàn hiện hành, khi hết thời hạn sẽ được đổi sang hạng bằng mới. |
Với các bằng lái hạng B1 số tự động, B1, B2 số sàn hiện hành, khi hết thời hạn sẽ được đổi sang hạng bằng mới. Ví dụ, bằng B1 số tự động hiện nay được đổi sang bằng B2 mới; bằng hạng B1, B2 số sàn được đổi sang bằng hạng B. Khi đổi bằng lái hết hạn sẽ có tính phí như quy định hiện nay. Đối với người cấp mới, cấp đổi bằng lái xe sẽ áp dụng theo hạng bằng lái mới.
Như vậy, khi chuyển đổi hệ thống tên gọi các hạng GPLX sẽ không “hồi tố” đối với các bằng lái xe cũ. Người dùng sẽ không phải thi lại bằng, đổi bằng. Sau khi luật mới được thực hiện sẽ cấp GPLX theo mẫu mới cho người dân có nhu cầu đổi, cấp mới hoặc cấp lại GPLX.
Điểm mới tại dự thảo Luật GTĐB là có thêm hạng GPLX A0 cấp cho xe máy có dung tích động cơ dưới 50cc/ xe máy điện có công suất dưới 4kW.
Theo quy định hiện hành có tất cả 12 hạng GPLX, bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1 (B1 số tự động và B1), B2, C, D, E, FB2, FD, FE.
Tuy nhiên, tại Dự thảo Luật GTĐB (sửa đổi), Bộ GTVT đề xuất chia GPLX thành 17 hạng khác nhau gồm: A0, A1, A, B1, B2, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE theo đúng với hệ thống GPLX của các nước tham gia Công ước Viên.
Hiện ban soạn thảo và tổ biên tập dự thảo Luật giao thông đường bộ sửa đổi vẫn tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của người dân để tiếp thu điều chỉnh các nội dung trong dự thảo luật cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.