Video: Chính phủ Mỹ đang yêu cầu triệu hồi 52 triệu thiết bị bơm túi khí trên ôtô của các nhà cung cấp ARC.
Theo nhận định của Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA), có tới 52 triệu máy bơm túi khí ôtô cần được triệu hồi. Đơn vị này tuyên bố đây có thể là một trong những vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, ảnh hưởng tới hàng chục triệu xe, tiêu tốn số tiền lên tới 10 tỷ USD.
|
Chính phủ Mỹ đang yêu cầu triệu hồi 52 triệu thiết bị bơm túi khí trên ôtô của các nhà cung cấp ARC do có nguy cơ gây nguy hiểm cho hành khách. |
Các nhà sản xuất ôtô lớn, trong đó có General Motors, Ford và Volkswagen đã tuyên bố phản đối yêu cầu triệu hồi này. Trong văn bản hồi đáp NHTSA, GM và Ford đưa ra căn cứ rằng không có bằng chứng rằng linh kiện bị lỗi, mặc cho các báo cáo về một số bơm túi khí nổ khi xảy ra tai nạn, gây thương tích hoặc khiến người trên xe thiệt mạng.
Nhiều hãng xe khác, bao gồm Mercedes-Benz, BMW, Hyundai, Kia và Porsche cũng đã đưa ra thông báo phản đối yêu cầu của NHTSA.
|
Bất chấp việc phản đối từ các hãng xe, NHTSA vẫn sẽ tiếp tục triển khai các hành động đơn phương nhằm thực thi quyết định của mình. |
Bất chấp việc phản đối từ các hãng xe, NHTSA vẫn sẽ tiếp tục triển khai các hành động đơn phương nhằm thực thi quyết định của mình. Đơn vị này khẳng định rằng các bộ bơm hơi túi khí nằm trong danh sách triệu hồi có thể bị vỡ khi được bung ra và điều này có thể khiến người ngồi trong xe bị thương. Một báo cáo từ NHTSA tiết lộ rằng ít nhất 7 người đã bị thương và một người thiệt mạng do vấn đề này.
Khoảng 12 nhà sản xuất ôtô khác nhau đã sử dụng bộ bơm hơi túi khí do ARC sản xuất, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2018. Danh sách này bao gồm BMW, Fiat Chrysler Automobiles, Ford, General Motors, Hyundai, Kia, Maserati, Mercedes-Benz, Porsche, Tesla, Toyota và Volkswagen.
|
Nếu được triển khai, đây sẽ là vụ triệu hồi lớn thứ hai của lịch sử toàn ngành, kể từ sau bê bối túi khí Takata. |
NHTSA vẫn đang tích cực tiếp nhận ý kiến từ các bên liên quan, sau đó sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc các bộ phận có bị lỗi hay không vào đầu năm tới. Nếu được triển khai, đây sẽ là vụ triệu hồi lớn thứ hai của lịch sử toàn ngành, kể từ sau bê bối túi khí Takata.