Đối với dự thảo “giải cứu” ngành sản xuất ôtô trong mùa dịch Covid-19 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo trước tình hình chỉ số tồn kho ở quý I/2020 tăng tới 122,5%, Bộ Tài chính tỏ rõ ý kiến không đồng tình với đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô lắp ráp trong nước cho tới hết năm 2020 cũng như đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 5% áp dụng cho các nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc giảm lệ phí trước bạ ôtô lắp ráp trong nước sẽ vi phạm cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) về việc không biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, đây là thuế gián tiếp thu trong đó người tiêu dùng mới là đối tượng phải nộp thuế, còn toàn bộ thuế giái trị gia tăng (VAT) đầu vào được khấu trừ với thuế VAT đầu ra khi xác định số thuế phải nộp, do đó không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
|
Ngoài đề xuất giảm lệ phí trước bạ tới 50% nhằm kích cầu cho thị trường ôtô Việt, các kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không được Bộ Tài chính ủng hộ. |
Ngoài đề xuất giảm lệ phí trước bạ tới 50% nhằm kích cầu cho thị trường ôtô Việt, các kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không được Bộ Tài chính ủng hộ.Trước ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi quy định theo hướng cho phép hoãn nộp thuế VAT đến tháng 9 đối với nguyên liệu, hàng hòa và dịch vụ đối với các ngành chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng không đồng ý giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020, áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nội dung của đề xuất này trùng với một số chính sách dự kiến sẽ được áp dụng. Trước ý kiến đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ lại đề xuất này để có cơ sở cho Chính phủ quyết định cách thức thực hiện cụ thể.
Bộ Tài chính chỉ đồng ý giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với ngành hàng không (nhiên liệu) do ngành này chịu tác động nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19.