Chuyên gia phân tích an ninh và là cựu nhân viên BIS của Cộng hòa Séc, Ian Schneider, nhận định trong cuộc phỏng vấn gần đây với trang Parlamentni Listy rằng Ukraine sẽ bị Mỹ bỏ rơi bởi vì Washington không thể ép Nga rời khỏi quốc gia này để giành được lợi thế chiến lược và nền kinh tế Ukraine đang sụp đổ nhanh chóng.
Mỹ sẽ sớm chấm dứt sự can thiệp trực tiếp vào công việc của chính phủ ở Kiev bởi họ muốn né tránh trách nhiệm trực tiếp về sự sụp đổ khó tránh khỏi của Ukraine.
Sau đó, Mỹ sẽ đẩy trách nhiệm về những gì xảy ra ở Ukraine cho Tổng thống Petro Poroshenko như cái cách họ đã từng làm ở Saakashvili trong năm 2008.
|
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. |
Việc
Mỹ từ bỏ Ukraine sẽ giúp thay đổi tình hình ở đất nước này vì cuối cùng, người dân Ukraine sẽ nhận ra rằng phương Tây đã nuốt lời hứa giúp đỡ họ.
"Tất nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi những người Ukraine hẹp hòi nhất hiểu ra rằng ai là người thực sự tốt với họ và sự khác biệt giữa những gì phương Tây đã hứa và làm cho họ", nhà phân tích nhấn mạnh.
Trong khi đó, báo Chicago Tribune của Mỹ dẫn những số liệu mới nhất của Uỷ ban châu Âu (EC) cho biết, EU đã viện trợ 2,21 tỉ euro cho Ukraine, chưa bằng 1% số tiền mà Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã dành ra để hỗ trợ Hy Lạp.
Ngoài ra, gói viện trợ của EU cũng bao gồm hai khoản tiền nữa, mỗi khoản 600 triệu euro nhằm giúp Ukraine đáp ứng những yêu cầu mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhằm giảm bớt thâm hụt ngân sách và thực hiện các chính sách cải cách cần thiết. EU cũng hỗ trợ Ukraine thêm 355 triệu euro để giúp giải quyết những vấn đề ngắn hạn.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức cũng cung cấp tài chính vào gói viện trợ của EU, qua đó nâng tổng số tiền dự toán lên đến 11 tỉ euro.
EC cho biết, Euratom - cơ quan phát triển năng lượng hạt nhân của châu Âu đã đồng ý cho vay 300 triệu euro để giúp đỡ Ukraine. Tuy nhiên, việc này thực tế đã được công bố từ năm 2011, rất lâu trước khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.
EU khẳng định họ đã thực hiện nhiều giải pháp cần thiết. Tất cả những khoản tiền trên trở thành “gói viện trợ tài chính lớn nhất mà EU cung cấp cho một nước ngoài liên minh trong một thời gian ngắn”.
Tuy nhiên, đổi lại những gì EU hy sinh cho Ukraine, họ chẳng nhận lại được gì. Tình hình tại miền đông Ukraine ngày càng leo thang căng thẳng, thoả thuận Minsk-2 đã bị phá vỡ. EU nhận ra họ đang bị "thiệt đơn thiệt kép" sau khi đổ một khoản tiền lớn vào Ukraine mà không mong ngày nhận lại, trong khi mối quan hệ với Nga thì ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của cả Moscow và châu Âu.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, phóng viên chính trị Mỹ Brian Whitmore nhận định, sau khi kích động xung đột, đưa đất nước Ukraine vào cuộc nội chiến và khiến nền kinh tế nước này sụp đổ, phương Tây đã nhận ra rằng Ukraine không đáng giá, ít nhất là không quan trọng bằng việc thiết lập một mối quan hệ về chính trị với Nga.