Khi lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine đã bị tiêu tan trong vài tuần gần đây, giới phân tích lo ngại về chiến sự qui mô lớn có nguy tái bùng phát dữ dội.
|
Xe tăng chủ lực T-64BV1 của quân đội Ukraine.
|
Trong khi các cường quốc Châu Âu muốn duy trì Thỏa thuận Minsk-2 bằng mọi giá, thì cả hai bên đều muốn
đánh lớn ở miền đông Ukraine vào thời điểm đặc biệt ngạy cảm này, với hy vọng giáng đòn hạ gục đối phương để thay đổi cục diện giằng co hiện tại.
Đối với chính quyền ở Kiev, việc các thực thể được Nga hậu thuẫn ở Donetsk và Lugansk tiếp tục tồn tại sẽ làm giảm khả năng tái thống nhất Ukraine. Ngoài ra, chính phủ ở Kiev hiện đang chịu áp lực rất lớn trong việc nâng cao mức sống của người dân Ukraine cũng như tiến hành một loạt các biện cải cách mà đối tác phương Tây đòi hỏi. Chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko và nội các của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đang bị mất tín nhiệm nghiêm trọng, trong khi cả quân đội Ukraine lẫn các đơn vị dân quân đang đánh nhau ở miền đông Ukraine ngày càng thất vọng về cách thức chính phủ tiến hành các chiến dịch quân sự . Đồng thời, ngay cả khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ, Ukraine cũng không thể thuyết phục được một số nước phương Tây vốn phản đối việc cung cấp các loại vũ khí cho chính quyền Kiev.
Ngay cả khi lệnh ngừng bắn được thực thi có hiệu quả, chính phủ Ukraine vẫn vấp phải nhiều vấn đề trong việc thực hiện một loạt chương trình cải cách. Thẳng thắn mà nói, giao tranh quy mô lớn ở miền đông Ukraine có khả năng khiến cho các nhà tài trợ và các chủ nợ phương Tây dành cho chính quyền Kiev nhiều thời gian hơn để thực thi các chương trình cải cách vốn rất chậm chạp. Ngoài ra, sự sụp đổ hoàn toàn của Thỏa thuận Minsk-2 có thể giúp chính phủ Kiev nhận được sự ủng hộ của các thế lực ở miền tây Ukraine.
Lôi kéo quân chính phủ vào một trận đại chiến, các lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine có thể tạo ra lợi thế chiến lược và khiến cho Kiev không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc “đóng băng vĩnh viễn” cuộc xung đột hiện nay.
Về phần mình, nước Nga hiện đang chịu áp lực đáng kể do kinh tế Trung Quốc suy thoái và sự xuất hiện của một lượng lớn dầu lửa Iran trên thị trường toàn cầu. Khả năng của Moscow tiếp tục “dung dưỡng” các thực thể ly khai và khắc phục hậu quả nặng nề của các biện pháp trừng phạt sẽ không được cải thiện theo thời gian. Tình hình hiện nay rất bất lợi đối với Nga, khi các thực thể ly khai không giành được qui chế hợp pháp và vẫn có nguy cơ bị tiêu diệt.
Do chu kỳ sáu tháng xem xét lại các biện pháp trừng phạt của Châu Âu, Nga không còn nhiều thời gian để hành động. Nếu còn bất kỳ hy vọng nào về việc Châu Âu nới lỏng các biện pháp trừng phạt, mọi thay đổi trong cán cân quân sự phải xảy ra vào thời điểm hiện tại và kết thúc vào tháng 11/2015, khi diễn ra các cuộc đàm phán giữa 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu. Một đám lửa chiến tranh lớn kéo dài 10 ngày trong tháng 8 đều sẽ bị nguội lạnh vào giữa tháng 11 và có thể được coi là “đã đi vào quên lãng”.
Có thể nói, chiến sự bùng phát ở miền đông Ukraine đã được lập trình trước và các động thái triển khai quân lính và vũ khí hiện nay là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng về một cuộc “đại chiến” có tính chất quyết định sẽ diễn ra rất sớm và rất ác liệt.