Cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể coi là “sản phẩm” của ham muốn khôi phục lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea của phía Nga. Tuy nhiên, để đối phó với vấn đề này, chính quyền Obama đã đưa ra những quyết sách có phần sai lầm ở mỗi bước. Và khi quân đội Nga bắt đầu triển khai quân ở Crimea, những khuyết điểm đó của Washington càng bộc lộ rõ.
Tổng thống Mỹ Obama tiếp tục sử dụng một “chuỗi chính sách quen thuộc” (mà đã thất bại nhiều lần ở những nơi khác): Giai đoạn 1, đưa ra các tuyên bố táo bạo và bảo thủ; Giai đoạn 2, đặt uy tín và tín nhiệm của nước Mỹ trên bờ vực nguy hiểm; Giai đoạn 3, không thể đưa ra bất cứ chính sách hữu dụng nào cả. Chính sách đối với Syria là minh chứng rõ ràng cho thất bại này của Washington.
|
Việc Nga triển khai quân tới bán đảo tự trị Crimea và ...
|
Tại thời điểm hiện nay, sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea hôm 16/3 (với 96,77% tỷ lệ ủng hộ sáp nhập Nga), Mỹ và châu Âu đang gấp rút triển khai các lệnh trừng phạt lên Nga nhằm phản đối việc Crimea sáp nhập. Trước tiên, Mỹ có thể đánh vào kinh tế của Moscow. Đổi lại, Nga cũng sẽ có kế sách nhằm đối phó với các biện pháp trừng phạt đó.
Tuy nhiên, cần suy xét xem liệu “ai được, ai mất” trong cuộc trả đũa lẫn nhau này. Trước tiên, đe dọa phong tỏa tài sản đối với quan chức Moscow sẽ được tính tới. Theo đó, các quan chức Nga – những người đã không thể chuyển tài sản của mình ra khỏi lãnh thổ Mỹ sau khi Quốc hội nước này thông qua Đạo luật Magnitsky một năm trước – sẽ không thể ngay lập tức gọi điện cho ngân hàng mình để yêu cầu rút tiền. Rộng hơn nữa, Mỹ sẽ nhắm tới các công ty Nga.Thế nhưng, thiệt hại này không thấm tháp gì so với những công ty Mỹ có quan hệ làm ăn với Nga.
Thay vào đó, Ukraine sẽ là nạn nhân đầu tiên trong bất kì cuộc đối đầu lâu dài nào bởi nó chắc chắn sẽ trở thành chiến trường chính trị - kinh tế - xã hội. Đầu tiên, phía Moscow sẽ tính đến chuyện cắt nguồn cung cấp khí đốt cho nước láng giềng này. Mặc dù điều này sẽ khiến khiến doanh thu của tập đoàn khí đốt Gazprom (Nga) sụt giảm, song Ukriane lại là nạn nhân gánh chịu nhiều nhất. Còn châu Âu cũng sẽ vấp phải sự gián đoạn trong việc cung cấp khí đốt.
Mặt khác, trong cuộc chiến tranh Lạnh phiên bản 2 này, Nga có thể suy tính tới chuyện định hướng lại chính sách đối với Iran, Syria, hay Venezuela. Trong viễn cảnh hai cường quốc Nga-Mỹ đối đầu nhau như vậy, các quan chức Bắc Kinh lại là có thể thư giãn để chờ đợi và nắm bắt những thời cơ để thực hiện tham vọng của riêng mình.
|
... ủng hộ chuyện khu vực này sáp nhập vào Nga là hai ngòi nổ khiến phương Tây quyết định áp lệnh trừng phạt lên nước này.
|
Cuối cùng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối quan ngại sâu sắc hơn so với số phận của nước Cộng hòa tự trị Crimea. Mỹ nên tránh phản ứng với cuộc khủng hoảng Ukraine theo những cách có thể làm suy giảm tầm ảnh hưởng của họ trên chính trường quốc tế.
Khi mà phương Tây càng gây sức ép trừng phạt lên Nga, điều đó càng làm mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh thêm một khăng khít. Cụ thể, hai nước này sẽ bàn luận về chuyện bán vũ khí công nghệ cao hay các vũ khí quân sự tân tiến khác. Thậm chí, Nga sẽ còn hỗ trợ về mặt ngoại giao đối với yêu sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Hay, phía Nga còn đề xuất bán khí đốt hoặc các tài nguyên thiên nhiên của họ cho Trung Quốc với sự linh hoạt về giá cả. Và còn nhiều lợi ích khác mà Bắc Kinh có khả năng nhận được một khi hai cường quốc Nga và Mỹ “mải mê” đối chọi nhau.