Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?

Google News

(Kiến Thức) - Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề “nhạy cảm” mà phương Tây thường né tránh trả lời.

1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ?
Vào ngày 21/2, ông Yanukovych và ba nhà lãnh đạo phe đối lập đã ký kết thỏa thuận ngừng chiến trước sự chứng kiến của các Ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan trong vai trò là những người bảo lãnh. Thỏa thuận này yêu cầu cải cách hiến pháp, thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, tổ chức bầu cử sớm và giải tán các nhóm người biểu tình chống chính phủ.
 Ông Yanukovych ký thỏa thuận bàn giao quyền hạn cho Quốc hội Ukraine hôm 21/2, ngày ông bỏ trốn khỏi Kiev.
Tuy nhiên, nhiều giờ sau khi bản thỏa thuận được ký kết, những thành viên cực đoan của phong trào Right Sector – những thành viên chính trong cuộc biểu tình ở Kiev – đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Yanukovych. Trái với lời khuyên từ người đồng cấp Nga Putin, ông Yanukovych đã bỏ trốn.
Sau đó, ông Putin đã thể hiện quan điểm của mình về việc bỏ trốn của Tổng thống Yanukovych trong một buổi họp báo như sau: “Ông ấy (Yanukovych) thực tế đã từ bỏ quyền lực của mình. Như những gì tôi đã nói, ông không còn cơ hội tái đắc cử. Mục đích của những hành động bất hợp pháp và vi hiến là gì? Tại sao họ phải gây nên sự hỗn loạn như vậy? Các chiến binh vũ trang đeo mặt nạ vẫn hiện hữu ở các con phố Kiev. Đó là một câu hỏi mà không có lời đáp”.
2. Tại sao chính quyền mới ở Ukraine (được lập ra nhằm loại bỏ những đầu sỏ chính trị có quan hệ với Yanukovych) lại bổ nhiệm những ông trùm đầu sỏ làm quan chức?
Thực tế, một trong những lý do khiến những người biểu tình chống chính phủ nổi dậy đó là tình trạng tham nhũng, lạm quyền, trộm cắp và những tập đoàn doanh nghiệp bắt tay với các trùm chính trị để tư lợi riêng. Họ (những người biểu tình chống chính phủ) đã đứng lên đấu tranh nhằm loại bỏ mối liên kết giữa trùm chính trị và doanh nghiệp.
Ông SergeyTaruta (trái) và Igor Kolomoysky nắm quyền lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn của Ukraine.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời của nước này lại có những quyết định bổ nhiệm khá mâu thuẫn với tôn chỉ trước đây của họ. Điển hình, họ đã bổ nhiệm hai tỷ phủ là Igor Kolomoysky và Sergey Taruta lần lượt làm thị trưởng hai thành phố công nghiệp Dnepropetrovsk và Donetsk ở miền đông Ukraine. Động thái này đã khiến ông Putin phải thốt lên rằng: “Ông Kolomoisky được bổ nhiệm làm thị trưởng Dnepropetrovsk. Sự bổ nhiệm này quả thực có chút hài hước. Thậm chí, ông ta còn từng cố lừa cả nhà tài phiệt Roman Abramovich của chúng ta từ hai, ba năm trước”.
3. Tại sao Ukraine thời kì hậu lật đổ Yanukovych lại đưa ra dự luật nhằm loại tiếng Nga khỏi vai trò ngôn ngữ chính thức trong một số khu vực của nước này?
Sau một vài ngày, Quốc hội (do phe đối lập nắm giữ) của Ukraine liền đưa ra dự luật bãi bỏ tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ chính tại một số vùng của nước này.
Những người biểu tình chống chính phủ trên Quảng trường Độc lập hôm 23/2.
Đồng thời, việc này còn gây nên một sự thù địch vô hình giữa chính quyền trung ương mới với các vùng miền đông và miền nam nước này, nơi những người nói tiếng Nga chiếm đa số.
4. Tại sao chính quyền mới lại nhắm tới Tòa án Hiến pháp?
Sau khi lật đổ chính quyền thân Yanukovych, các thành viên của chính phủ mới đã hướng mục tiêu sang các vị công tố viên của Tòa án Hiến pháp. Theo đó, họ (những công tố viên) đã bị cáo buộc vi phạm lời thề của mình và bị cách chức một cách đột ngột. Một số người trong đó còn bị truy tố. Đây là một động thái được coi là cuộc tấn công dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực.
Thanh Nga (theo RT)

Bình luận(0)