Mỹ “trơ mắt” nhìn Nga "đe dọa" hai nước Đông Âu thuộc NATO?

Google News

(Kiến Thức) - Với những lợi ích hạn chế, Mỹ không định can thiệp quân sự trong khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, Washington sẽ ra sao nếu hai thành viên NATO Estonia và Latvia lâm vào cảnh tương tự?

Tuần trước, Nga bắt đầu cuộc tập trận “thực binh hỏa lực” tại Kaliningrad, địa điểm nằm giữa hai nước Lithuania và Ba Lan. Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite cho biết, cuộc diễn tập này cho thấy, “Nga đang cố gắng đe dọa tất các nước châu Âu và trở nên không thể đoán trước được”. Rõ ràng, không chỉ một mình quốc gia này lo sợ.
Ở hầu hết các vùng đất từng thuộc Liên Xô, các lãnh đạo nước này đều đang nhìn vào cuộc can thiệp quân sự của Nga ở Crimea và tìm thấy kha khá nhiều điểm tương đồng “khó chịu”. Dân tộc Nga chiếm gần 1/4 trong tổng số dân cư của hai nước Latvia và Estonia, sinh sống phần lớn ở hai thành phố Narva và Daugavprils. Và nếu Crimea có thể sáp nhập vào Nga, các nhà lãnh đạo Baltic băn khoăn, sẽ ra sao nếu thành phố lớn thứ 3 của Estonia lại gần biên giới Nga - Narva gặp tình huống tương tự?
Tổng thống Putin thị sát cuộc tập trận ở  Kaliningrad.

Thực tế, Ba Lan và các quốc gia vùng biển Baltic đều là thành viên của cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Do vậy, bất kì sự xâm chiếm vào lãnh thổ của họ sẽ nhận những đòn đáp trả từ 28 thành viên của NATO.
Khu vực sườn phía đông luôn là một điểm yếu kém nhất trong lịch sử 65 năm của NATO. Sự thiếu gắn kết và chuẩn bị của liên minh trong các tình huống nhỏ nhặt hay thay đổi trong chính sách ưu tiên của Mỹ đã làm lung lay về cam kết đảm bảo an toàn đối với các nước Đông Âu.
Dĩ nhiên, trước vụ việc ở Crimea, hàng ngũ lãnh đạo NATO đã có những hành động hỗ trợ cho các thành viên của mình ở khu vực Đông Âu. Sau khi Ba Lan và Lithuania kêu gọi mở một cuộc họp khẩn cấp theo Điều 4 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, NATO liền trì hoãn việc lập kế hoạch cho phái bộ chung với Moscow và thông báo các kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự với Kiev. Ngoài ra, Mỹ còn gửi thêm 6 chiến đấu cơ tới tham gia cuộc tập trận ở vùng Baltic nữa. Tuy nhiên, những điều là chỉ là những động thái mang tính biểu tượng.
Liên minh NATO chủ yếu dựa vào sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ để đối phó với những mối đe dọa bên ngoài. Cụ thể, khoản ngân sách chung của NATO, số tiền mà Mỹ bỏ ra đã chiếm 22%. Đồng thời, thành viên lớn nhất của tổ chức này có khoản chi cho quân sự chiếm tới gần 3/4 tổng chỉ tiêu quân sự của tất cả các thành viên NATO cộng lại. Chẳng vậy mà, chủ tịch của công ty tình báo tư nhân Stratfor ông George Friedman rút ra kết luận rằng, sự đảm bảo quốc phòng tập thể của NATO chỉ “thực sự phát huy tác dụng chỉ khi Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ lực”.
Chính sách xoay trục sang châu Á là giai đoạn mới nhất trong hoạt động chuyển quân kéo dài hàng chục năm của lực lượng Mỹ ở châu Âu. Hiện chỉ có 64.000 lính Mỹ đóng quân ở đó, so với mức đỉnh điểm 450.000 trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Lực lượng quân đội Mỹ chưa bao giờ được điều tới khu phía đông của sông Oder, nơi nằm ở ranh giới giữa Đức và Ba Lan. Thậm chí, kế hoạch lập lá chắn tên lửa cũng đã bị hoãn lại. Đây được coi là một phần trong nỗ lực tái thiết lập quan hệ với Nga của ông Obama vào năm 2009.
Việc Nga can thiệp vào Ukraine cũng xảy ra một vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất ngân sách quốc phòng 2015, được cho là khiến quy mô quân đội về mức thấp nhất kể từ trước Chiến tranh Thế giới 2.
NATO bắt đầu cuộc tập trận chung quy mô lớn ở Ba Lan trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Ukraine.

Mặc dầu vậy, các thành viên còn lại của NATO tiếp tục hoạt động như thể Mỹ đang hậu thuẫn đằng sau. Với mục đích chấn chỉnh lại sự mất cân đối lớn trong NATO, hồi năm 2006, các thành viên tổ chức này nhất trí mỗi nước sẽ chi ít nhất 2% GDP của họ cho quốc phòng. Tính cho tới hồi năm ngoái, mới chỉ có 7 thành viên thực hiện yêu cầu trên. Thực sự, kể từ 2000, chi tiêu quốc phòng của hầu hết các nước châu Âu đều giảm từ 8-30%.
Sự mất cân bằng đó thể hiện rõ rệt trong cuộc can thiệp vào Libya hồi 2011. Trong khi Mỹ lui về hậu trường, các đồng minh trong khối NATO lại khá hào hứng tham gia vào điểm nóng này. Tuy nhiên, sau đó, Washington buộc lòng phải cung cấp tới 80% số lượng máy bay tiếp tế nhiên liệu trên không. Trong một chia sẻ thẳng thắn trước khi về hưu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là Robert Gates đã cảnh báo về một tương lai ảm đảm cho khối NATO một khi các nước châu Âu tiếp tục duy trì kiểu chi tiêu quốc phòng như vậy.
Dù vậy, chúng ta vẫn không thể biết rõ hậu quả của việc chi tiêu kiểu đó nếu một thành viên NATO bị tấn công. Tuy nhiên, Điều 5 của Hiệp ước này – đòi hỏi phản ứng của tất cả các thành viên NATO nếu một thành viên bị tấn công – thực sự vẫn chưa được kiểm chứng bao giờ.
Khi nói đến Ukraine, “Mỹ không muốn mạo hiểm khởi xướng một cuộc chiến tranh thông thường với Nga bởi lợi ích ở khu vực này đối với Mỹ không khả quan cho lắm. Thêm nữa, cuộc mâu thuẫn này có thể leo thang thành cuộc chiến hạt nhân. Crimea không đáng giá bằng Charleston”, giáo sư chuyên phân tích chính sách Mỹ Joseph Parent nói. Tổng thống Obama còn thể hiện rõ rằng, Mỹ không có dự định can thiệp quân sự trong khủng hoảng Ukraine. Vậy, sự tính toán trên của Mỹ sẽ thay đổi bao nhiêu nếu hai đồng minh NATO là Estonia và Latvia cũng trong hoàn cảnh như Ukraine?
Thanh Nga (theo NP)

Bình luận(0)