TQ xây 3 đường băng trái phép ở Trường Sa để răn đe hạt nhân?

Google News

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia quân sự, các đường băng ở quần đảo Trường Sa tăng cường đáng kể khả năng chống tàu ngầm và răn đe hạt nhân của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ lâu, Mỹ đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hút cát đắp đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông của Bắc Kinh. Làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng kể từ tháng Tư năm ngoái, khi Lầu Năm Góc phát hiện Trung Quốc  xây dựng một đường băng quân sự dài hơn 3.000 mét trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập.
TQ xay 3 duong bang trai phep o Truong Sa de ran de hat nhan?
Trung Quốc đang hoàn tất đường băng dài 3.125m trên Đá Chữ Thập.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc không chỉ xây dựng một mà là ba đường băng 3.000 mét ở quần đảo Trường Sa. Nằm trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi, ba đường băng quân sự nói trên mang lại cho  Trung Quốc một “tam giác chiến lược” để tiến hành các hoạt động chống tàu ngầm trong khu vực.
TQ xay 3 duong bang trai phep o Truong Sa de ran de hat nhan?-Hinh-2
Máy bay do thám Y-8XG4 của Trung Quốc.
Sử dụng máy bay do thám Y-9 và máy bay trực thăng Ka-28, quân đội Trung Quốc có thể rà soát các kênh nước sâu ở Biển Đông và các tuyến đường thủy lân cận.
Lầu Năm Góc lo ngại rằng các “đảo nhân tạo” này có thể ngăn chặn tàu ngầm Mỹ tiếp cận các vùng biển quốc tế trong khu vực.
TQ xay 3 duong bang trai phep o Truong Sa de ran de hat nhan?-Hinh-3
Trực thăng săn tàu ngầm K-28.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: "Biến một bãi đá ngầm chìm trong nước biển thành  một sân bay là không đủ để có quyền chủ quyền và để hạn chế hàng không quốc tế, quá cảnh hàng hải”.  Ông Carter nói thêm rằng Mỹ sẽ  sử dụng máy bay, tàu chiến “hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Các chuyên gia khác đã lưu ý rằng các đường băng mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở  quần đảo Trường Sa có thể còn nhằm mục đích răn đe hạt nhân.
Chiến lược chống tàu ngầm ở Biển Đông của Trung Quốc cũng dựa vào các thiết bị quân sự lắp đặt ở quần đảo Trường Sa. Tàu ngầm Type 094 lớp Tấn (Jin-class) có thể hoạt động bên ngoài một căn cứ hải quân Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phối hợp với máy bay cất cánh từ quần đảo Trường Sa.
TQ xay 3 duong bang trai phep o Truong Sa de ran de hat nhan?-Hinh-4
 Tàu ngầm Type 094 lớp Tấn là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2.
Tàu ngầm Type 094 lớp Tấn là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2. Tàu ngầm lớp Tấn đã bắt đầu được Hải quân Trung Quốc (PLAN) đưa vào sử dụng.
Tàu ngầm của Trung Quốc có tầm ảnh hưởng chiến lược, đặc biệt kể từ khi PLAN trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa cho các tàu ngầm hạt nhân mới.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có khả năng chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân 095 hoàn toàn mới. Tàu ngầm này không chỉ nâng cao khả năng tác chiến chống tàu nổi của Hải quân PLA mà còn cho phép Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công bí mật bất ngờ.
Zhang Baohui, một chuyên gia an ninh của  Trường Đại học Lĩnh Nam ở Hong Kong, nhận định việc sử dụng các “tiền đồn quân sự” ở quần đảo Trường Sa “đảm bảo an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc”. Ông nói thêm: “Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ an toàn hơn (ở Biển Đông) so với ở  các đại dương mở, nơi Trung Quốc không thể hỗ trợ đầy đủ”.
Minh Châu (Theo The Diplomat)

Bình luận(0)