Thậm chí, Trung Quốc đã cử một phái đoàn đến Ukraine để tậu mấy chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
|
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Không quân Nga.
|
Báo chí
Trung Quốc xác nhận rằng Bắc Kinh đã rất quan tâm đến máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Sự quan tâm này là dễ hiểu. Nếu tấn công Mỹ, thì Trung Quốc cần có loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa và hiệu suất rất cao như Tu-160. Để bay đến khu vực phóng tên lửa, máy bay ném bom của Trung Quốc phải đi qua chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, nơi có rất nhiều các mối đe dọa từ phía các máy bay chiến đấu và tàu chiến với hệ thống phòng không đang tuần tra vùng biển này. Trung Quốckhông thể thực hiện được giao dịch này với
Ukraine.
Thế nhưng, chỉ vì muốn làm cho Mỹ hài lòng, Ukraine đã bắt đầu phá hủy các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 lớn nhất và mạnh nhất thế giới, mỗi chiếc có giá hàng trăm triệu USD.
Vào giờ phút cuối cùng, Nga đã nhận được 8 chiếc Tu-160 từ Ukraine đổi lấy các đợt cung cấp khí đốt. Nga không còn sản xuất máy bay Tu-160 và chỉ thực hiện các công việc sửa chữa và hiện đại hóa 16 máy bay hiện có. Tu-160 đã được sử dụng để phóng tên lửa hành trình vào các vị trí của IS trong thời gian chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Đồng thời, không quân Nga khen ngợi loại máy bay này và có ý định nối lại quá trình sản xuất để có thêm 50 máy bay phiên bản nâng cấp TU-160M.
Vào đầu năm 2001, Ukraina đã “thanh lý” 11 máy bay ném bom chiến lược Tu-160 còn lại. Một chiếc được chuyển giao cho viện bảo tàng và phần còn lại đã bị phá hủy. Việc phá hủy các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là một trong những giai đoạn đáng xấu hổ nhất trong lịch sử hậu Xô viết của Ukraine. Ngoài Nga, Trung Quốc cũng rất muốn sở hữu Tu-160 và hồi cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã có trong tay một nguồn lực tài chính rất đáng kể. Rốt cuộc, Ukraine đã bị mất cả tỷ USD do chính sách thân Mỹ của Kiev.