Tờ Pravda cho biết, Trung tâm Hồng Kông - Mỹ là một trung tâm văn hóa của Mỹ. Theo tiêu chí hoạt động, Trung tâm này nhằm giúp giới trẻ Hồng Kông "tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người Trung Quốc và người Mỹ”.
Theo báo chí Trung Quốc, Occupy Central phôi thai tại Trung tâm Hồng Kông – Mỹ. Người ta yêu cầu các nhà hoạt động sinh viên “thúc đẩy các thay đổi dân chủ” và cam kết dành cho họ sự ủng hộ của Washington, kể cả cơ hội học tập và sinh sống ở Mỹ. Các nhân viên Tổng lãnh sự quán Mỹ đã tham dự các buổi huấn luyện này.
|
Phong trào biểu tình ở Hồng Kông là tác phẩm của tình báo Mỹ? |
Theo tờ Huanqiu Shibao của Trung Quốc, trong các buổi huấn luyện, các nhà hoạt động sinh viên được đào tạo chiến thuật dành cho các hoạt động biểu tình, chiến thuật thương lượng với chính quyền trong các hoạt động biểu tình lớn, hoạt động trên các mạng xã hội và tuyên bố mục tiêu của hoạt động là để thúc đẩy các giá trị dân chủ. Tuy nhiên, tờ RIA Novosti bình luận, mục đích đằng sau hoạt động này chỉ là nhằm gây ảnh hưởng đến tình hình nội bộ của quốc gia đó và thành lập một trật tự thế giới mới.
Giám đốc điều hành Trung tâm Hông Kông – Mỹ là Morton Holbrook - giữ cương vị này vào cuối năm 2013. Ông này chính là một tình báo viên với 30 năm thâm niên. Cũng cần nhắc thêm là, ông Holbrook cùng đại gia truyền thông Hồng Kông Jimmy Lai, người tài trợ cho phe đối lập, với cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz có quan hệ gần gũi. Trước đó, trong những năm làm việc ở CIA, Paul Wolfowitz từng được xem là một trong các tác giả báo cáo về mối đe dọa từ Liên Xô.
Tờ Ria Novosti của Nga cho rằng, tình báo Mỹ dưới lốt trung tâm Hồng Kông – Mỹ đang cố gắng sử dụng các kinh nghiệm từ cách mạng màu tại Hồng Kông để gây ảnh hưởng tới nội bộ Trung Quốc. “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ukraine, “cách mạng hoa tulip” ở Kyrgyzstan, “mùa xuân Arab” ở Cận Đông và nay là “cách mạng ô” ở Hồng Kông chỉ khác nhau về tên gọi, mà không khác gì về bản chất.
Theo các nhà hoạt động của phong trào Occupy Central, mục tiêu của họ là cần tiến hành bầu cử trực tiếp ở Hồng Kông vào năm 2017 vì hiện nay các nhân sự cấp cao được bổ nhiệm bởi một đoàn cử tri.
Hiện, dưới áp lực của phe biểu tình, chính quyền Bắc Kinh đã có những thay đổi trong hệ thống bầu cử, chấp nhận quy trình và theo đó, dân cư Hồng Kông sẽ có thể bầu cho một trong một số ứng cử viên do các cử tri đề xuất. Ngoài ra, để ngăn làn sóng biểu tình không đi quá xa, Trung Quốc đã "đóng băng" chức năng đăng ảnh và tin tức lên mạng xã hội Instagram.