Vào tháng 9/2001, ông Putin đã tuyên bố ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Afghanitan theo một cách chưa từng xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ông Putin cũng đồng ý cho máy bay Mỹ thực hiện các chuyến hay hỗ trợ nhân đạo có thể bay qua không phận Nga. Ông Putin cũng cho biết quân đội Mỹ có thể sử dụng căn cứ không quân của các nước Liên Xô cũ ở Trung Á. Ông Putin cũng ra lệnh cho các vị tướng Nga trao đổi kinh nghiệm về cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan vào những năm 1980 với các đồng nghiệp Mỹ.
Hành động của ông Putin được Tổng thống Mỹ George W.Bush ca ngợi với những mỹ từ như “nhà lãnh đạo kiểu mới, một người sẽ tạo nên sự thay đổi lớn lao trong việc làm thế giới trở nên hoa bình hơn bằng cách hợp tác chặt chẽ với Mỹ”.
|
Ông Bush và ông Putin tại Texas năm 2001 - khi mối quan hệ 2 bên vẫn còn mặn nồng.
|
Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau đó, ông Bush công bố việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo để có thể xây dựng hệ thống phòng vệ tên lửa ở Đông Âu nhằm bảo vệ các đồng minh NATO và căn cứ Mỹ trước tên lửa của Iran - theo cách nói của Mỹ.
Ông Putin khi đó đã phát biểu:”Bước đi này không làm Nga ngạc nhiên. Tuy nhiên, Nga cho rằng đây là một bước đi sai lầm”.
Sự kiện Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo là sự kiện đầu tiên trong chuỗi sự kiện kéo dài 14 năm khiến mối quan hệ giữa Washington và ông Putin ngày càng xấu đi và đỉnh điểm là khủng hoảng ở Ukraine hiện tại.
Không chú ý đến Nga
Nhiều cựu quan chức cũng như một số quan chức Mỹ hiện tại đều thất bại trong việc nhìn nhận Nga vẫn là một quyền lực lớn cần sự chú ý khi Mỹ đưa ra các chính sách ngoại giao giống như Trung Quốc và một số nước lớn khác.
“Mỹ không đặt nhiều sự chú ý vào Nga. Mối quan hệ giữa Washington và Moscow theo cách nhìn của Mỹ không phải là điều gì lớn lao”, ông Jams F. Collins – cựu đại sứ của Mỹ tại Moscow cuối những năm 1990 nhận xét.
Ông Putin được nhận xét là một người theo chính sách dân tộc chủ nghĩa và luôn nuôi dưỡng sự ngờ vực với phương Tây.
Sau khi trở thành tổng thống Nga vào năm 2000, ông Putin đã làm nhiều việc để vực dậy sức mạnh của Nga. Ông cũng củng cố quyền lực và loại bỏ những người bất đồng chính kiến cũng như sử dụng nguồn cung cấp năng lượng để chống lại những nước láng giềng. Sử dụng phiếu phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc và nguồn cung cấp năng lượng, ông Putin đã nhiều lần cản bước các chính sách của Mỹ.
Các quan chức trong chính phủ của Tổng thống Bush và Tổng thống Barack Obama đã đánh giá qua cao việc Mỹ có thể hợp tác với Nga. Qua sự đánh giá sai lầm này, Washington đã có những hành động vụng về để làm sâu thêm khoảng cách với Moscow.
Những tranh chấp ban đầu
Mỹ và Nga trong thời kỳ của Tổng thống George Bush đã có những tranh chấp cốt lõi: mối quan hệ của Nga với các nước láng giềng. Tổng thống Bush đã thúc đẩy việc 7 nước bao gồm các nước thuộc Liên Xô cũ như Estonia, Latvia và Lithuania gia nhập NATO vào năm 2004.
Sự mở rộng của NATO khiến Nga đặt câu hỏi về việc tại sao NATO tiếp tục mở rộng khi Liên Xô đã tan rã.
Ngoài tranh chấp về việc NATO mở rộng, trong thời George Bush, Mỹ và Nga cũng có những vấn đề liên quan đến chế độ dân chủ. Việc chế độ dân chủ lan truyền trong khối các nước Liên Xô cũ bị Nga nhìn theo cách Mỹ đang lập các chế độ thân Mỹ xung quanh Nga.
Ông Putin cho rằng cuộc cách mạng Hoa Hồng ở Georgia và Cách mạnh Cam ở Ukraine trong năm 2003 đều có sự tham gia của Mỹ và coi đây là “cái tát vào mặt” Nga sau những sự trợ giúp của Nga đối với Mỹ ở Afghanistan.
|
Cuộc chiến của Mỹ ở Iraq là bước ngoặt trong mối quan hệ Nga - Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George Bush.
|
Điểm nhấn trong thời kỳ này là cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ, bỏ qua sự không cho phép của Liên Hiệp Quốc khi Pháp, Đức và Nga bỏ phiếu chống. Ông Putin cho rằng cuộc chiến ở Iraq là lời chế giễu đối với các tuyên bố của Mỹ về thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế.
Washington làm sáng tỏ mối quan hệ với Moscow năm 2008
Mối quan hệ giữa chính quyền ông Bush và Kremlin được làm sáng tỏ năm 2008 khi Mỹ ủng hộ Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia, bỏ mặc sự hỗ trợ từ lâu của Nga dành cho Serbia. Tháng 4/2008, ông Bush cũng giành được sự ủng hộ của NATO trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Ông Bush cũng kêu gọi NATO cung cấp kế hoạch hành động cho Ukraine và Georgia để 2 nước này có thể trở thành thành viên NATO. Pháp và Đức đã phản đối việc này và cho rằng việc NATO mở rộng sẽ dẫn tới phản ứng của Nga. Tuy vậy, NATO vẫn đưa ra thông báo cho biết Ukraine và Georgia sẽ trở thành thành viên của NATO.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng 3 việc này sẽ khiến cho nhiều người liên tưởng đến việc Mỹ đang cố gắng chiếm lợi thế trước Nga.
Đến tháng 8/2008, ông Putin đã đáp trả lại bằng cuộc chiến Georgia. Chính phủ Mỹ mặc dù công khai phản đối nhưng từ chối can thiệp quân sự vào Georgia. Sau cuộc chiến này, ông Putin nổi lên như người chiến thắng rõ ràng và đạt được mục tiêu đứng lên chống lại phương Tây.
Tranh chấp dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama
Sau khi lên làm tổng thống Mỹ năm 2008, ông Barack Obama đã xem xét lại chính sách đối ngoại với Nga dưới sự trợ giúp từ ông Michael McFaul - cố vấn cấp cao phụ trách các vấn đề về Nga. Theo đó, trong chính sách mới của chính phủ ông Obama, mối quan hệ với Moscow được xem là quan trọng để đạt được các mục tiêu đối ngoại khác.
Tháng 7/2009, Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Moscow để tiến hành chính sách mới này. Trong cuộc phỏng vấn với AP trước khi rời Washington vài ngày, ông Obama đã lên tiếng chê trách ông Putin về việc sử dụng “cách tiếp cận Chiến tranh Lạnh” trong mối quan hệ với Washington: “Tôi nghĩ rằng ông Putin vẫn có 1 chân đặt lên những cách làm cũ và 1 chân đặt lên những cách làm mới”.
Ở Moscow, ông Obama dành 5 tiếng làm việc với ông Medvedev – người sẽ kế nhiệm ông Putin, nhưng lại chỉ dành 1 tiếng làm việc với ông Putin – người vẫn được xem là sở hữu quyền lực thật sự ở Nga.
Sau cuộc gặp với ông Obama, ông Putin cho biết mối quan hệ giữa Nga - Mỹ đã trải qua nhiều giai đoạn bao gồm cả những giai đoạn phát triển mạnh mẽ và những gian đoạn đình trệ.
Ban đầu, chính sách của ông Obama đã đạt được những bước tiến đáng kể với 2 năm trăng mật với sự hợp tác của 2 nước ở những lĩnh vực cùng chung lợi ích như giảm số lượng vũ khí hạt nhân, chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi gây ra căng thẳng giữa chính quyền Bush và Kremlin vẫn chưa được giải quyết bao gồm vấn đề dân chủ và các nước láng giềng của Nga.
Năm 2011, ông Putin cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bí mật tổ chức các cuộc biểu tình của các nhóm đối lập ở Nga. Ông Putin cho rằng nước ngoài đã cung cấp hàng trăm triệu USD cho các nhóm đối lập ở Nga.
Năm 2012, ông Putin thắng cuộc bầu cử và trở thành Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 3. Ông Putin đã tổ chức các cuộc đàn áp với những người bất đồng chính kiến một cách sâu rộng.
|
Tổng thống Nga Vladmir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp tháng 6/2012 tại Mexico.
|
Ông McFaul khi đó là đại sứ Mỹ tại Moscow đã công khai chỉ trích ông Putin về việc gây tổn hại cho các mối quan hệ bằng việc từ chối lời mời đến thăm Washington khi còn làm thủ tướng cũng như từ chối tham dự hội nghị G-8 ở Washington sau khi trở lại cương vị tổng thống. Ông McFaul cũng cho biết Mỹ sẽ không trao đổi lợi ích chính trị với các tuyên bố của Mỹ về nền dân chủ và nhân quyền.
Ông Andrew Weiss, một chuyên gia về Nga tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie cho biết xung đột về dân chủ đã chấm dứt mọi hi vọng về việc Nga – Mỹ xích lại gần nhau.
“Cuộc chiến trong vấn đề dân chủ cơ bản làm bay hơi mối quan hệ Nga – Mỹ”, ông Weiss cho hay.
Năm 2013 đổ thêm dầu vào lửa
Trong năm 2013, sự kiện điệp viên Edward Snowden tiếp tục làm quan hệ giữa Mỹ - Nga giảm mạnh khi Nga cấp phép tị nạn cho cựu điệp viên của Mỹ. Để phản đối, ông Obama đã hủy bỏ cuộc họp thượng định với ông Putin ở Moscow vào mùa thu năm 2013. Đây là lần đầu tiên, hội nghị thượng đỉnh của Mỹ với Kremlin bị hủy bỏ trong vòng 50 năm.
|
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Hội nghị G8 tháng 6/2013.
|
Những cuộc biểu tình ở Ukraine càng làm mối quan hệ Nga – Mỹ bước vào giai đoạn khủng hoảng. Chính quyền ông Obama ủng hộ kế hoạch khiến Ukraine tiến gần hơn với EU thay vì tiếp tục ở lại khối kinh tế thân Nga do ông Putin tạo ra.
Đại sứ Mỹ tại Moscow trong khoảng thời gian 1987-1991 Jack F. Matlock cho rằng, sự kiện Ukraine càng khiến ông Putin tin rằng phương Tây đang bao vây ông với các nước láng giềng thù địch. Trong nhiều thế kỷ, các nhà lãnh đạo Nga đều cho rằng một nước Ukraine thân thiện là điều rất quan trọng đối với nền quốc phòng Nga.
Các chuyên gia Mỹ cho rằng rất quan trọng đối với Mỹ để thành lập một chiến lược lâu dài mới với Nga trong đó bao gồm việc không đổ lỗi hoàn toàn tình trạng khủng hoảng hiện tại lên ông Putin. Ông Matthew Rojansky, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm Wilson cho biết, các quan chức Mỹ vẫn thất bại trong việc nhìn nhận quyền lực, lợi ích và tầm quan trọng của Nga.
Cựu Đại sứ Mỹ Matlock cũng cho rằng, điều quan trọng để Washington và Moscow chấm dứt tình trạng hiện tại là Mỹ nên chấm dứt những hành động thiếu tính toán.