Thế giới ra sao sau cơn ác mộng Brexit?

Google News

Rốt cuộc, thế giới không còn phải thấp thỏm với khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU), mà sẽ phải đối mặt với "cơn ác mộng hậu Brexit".

Theo CNN, kết quả kiểm phiếu 382/382 khu vực bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ở lại hay rời khỏi EU cho thấy phe Brexit (ủng hộ Anh rời EU) đã giành chiến thắng với 51,89% số phiếu ủng hộ.
Thiệt hại về kinh tế, sụt giảm ngân sách, hạn chế trong việc mở rộng quy mô cũng như ảnh hưởng uy tín trên trường quốc tế là những nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt khi Anh rời khỏi liên minh này.
The gioi ra sao sau con ac mong Brexit?
Nỗi buồn của những người ủng hộ Anh ở lại EU. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nếu như Anh quyết định rời EU sẽ kéo theo hậu quả “lớn và tiêu cực” cho nền kinh tế nước này, làm giảm thu nhập của người dân và nguy hại đến nền kinh tế của các nước châu Âu khác.
Trong ngắn hạn, việc rời bỏ EU sẽ khiến nền kinh tế Anh rơi vào tình trạng suy thoái trong hai năm tới.
Về mặt lâu dài, những tổn thất trong giai đoạn bất ổn và chi phí thương mại lớn sẽ “quét sạch” toàn bộ lợi nhuận mà Anh thu được từ việc không phải đóng góp cho EU trong trường hợp không còn là thành viên.
Bên cạnh đó, một khi rời xa “người tình lâu năm” EU, Anh sẽ phải thiết lập một mối quan hệ mới. Bởi theo lãnh đạo EU, “một khi đã đi là không được trở lại”.
Như vậy, Anh sẽ phải đưa ra ký kết những hiệp định thương mại hoàn toàn mới với châu Âu và mất nhiều thời gian cho việc sửa đổi lại các điều luật.
Ngoài ra, Anh còn có thể đối mặt với lệnh trừng phạt từ EU, để làm gương răn đe cho các quốc gia nhen nhóm ý định rời khỏi khối này.
Ngoài Anh và EU, nhiều nhà phân tích dự đoán quyết định dứt áo ra đi lần này của Anh còn là một đòn giáng mạnh lên nền kinh tế của nhiều cường quốc, trong đó điển hình là Nga và Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang xoay trục sang châu Âu, Anh được Trung Quốc lựa chọn là “hành lang vận động”, hỗ trợ trong việc thúc đẩy EU công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, cho phép giảm thuế nhập khẩu đánh vào hàng của Trung Quốc xuất sang châu Âu.
Năm 2015 Anh đã mở cửa đón nhận hàng loạt các dự án đầu tư của Trung Quốc, trị giá hàng tỷ USD. Bên cạnh đó, Anh cũng là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Trung Quốc dễ tràn vào thị trường châu Âu khó tính. Nếu như Anh chấm dứt mối quan hệ với EU, thì sợi dây kết nối thương mại của Trung Quốc và EU cũng bị cắt đứt.
Nga – bạn hàng chính của EU trong nhiều thập niên – cũng bị đánh giá là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ kịch bản Brexit.
Dự trữ vàng và ngoại tệ của Nga hiện lên đến 360 tỷ USD, với phần lớn (80%) trong đó số đó gửi tại các ngân hàng nước ngoài và hơn 40% trong số đó là bằng đồng euro.
Theo ông Andrey Sushentsov, Giáo sư Viện Quan hệ Quốc tế Moskva, “hai bạn hàng chính còn lại của Nga trong EU là Hà Lan và đảo Cyprus. Anh ra khỏi EU sẽ gây ra cuộc chiến thương mại giữa hai bên và hệ quả là làm 'tiêu tan' tiền đầu tư của Nga ở ba đối tác quan trọng này”.
Xem thêm video Sunderland bỏ phiếu về Brexit (Nguồn video Daily Mail):
Theo Báo Tin Tức

Bình luận(0)