Thảm kịch Paris và chính sách Syria của Nga

Google News

(Kiến Thức) - Thảm kịch Paris buộc phương Tây có cách tiếp cận mới đối với chính sách Syria của Nga và cần tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi.

Tham kich Paris va chinh sach Syria cua Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tăng cường gấp bội các cuộc không kích chống phiến quân IS ở Syria. 
Sự thay đổi cách tiếp cận của phương Tây có ý nghĩa như thế nào đối với chính sách Syria của Nga?
Theo Tổng biên tập tạp chí "Nước Nga trong vấn đề toàn cầu" Fyodor Lukyanov, nước Nga sẽ tiếp tục chính sách hiện hành, trong khi có thể hy vọng vào sự ủng hộ lớn hơn và sự phản đối ít hơn. Ông nói thêm: "Thật khó để cho rằng Nga sẽ dễ dàng từ bỏ các căn cứ hải quân và không quân ở Syria. Điều rất quan trọng đối với đất nước (Nga)  là không ràng buộc cụ thể với al-Assad, mà xây dựng quan hệ chính quyền mới của Syria với triển vọng tương lai”.
Tình hình sẽ phát triển theo cách mà Nga sẽ phải quyết định chính sách riêng của mình trên cơ sở có sự ngăn cản của số quốc gia nhất định. Do đó, rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào sự linh hoạt của Kremlin, vào khả năng phản ứng trước những thay đổi liên quan với chính sách đối ngoại hiện nay của các nước. Theo chuyên gia Vladimir Yevseyev của Viện các nước CIS, khoảng thời gian 6 tháng được hội nghị ở Vienna phân bổ để thành lập chính phủ chuyển tiếp Syria, sau đó có thể sẽ tiến hành cải cách hiến pháp... là một cơ hội cho Nga. Trong thời gian này,  Nga có thể đưa ra những nỗ lực nhằm thay đổi cục diện trên chiến trường. Theo dự đoán, Mỹ sẽ có một số nhượng bộ, không phải vì đã nhận ra sai lầm trong chính sách đối ngoại và cảm thấy hạn chế về năng lực. Ông Vladimir Yevseyev cảnh báo rằng Washington chỉ thỏa hiệp khi buộc phải làm như vậy và đối với Mỹ, tất cả các thỏa thuận về Syria chỉ là biện pháp bắt buộc.
Nhà phân tích chính trị Nga Alexander Shumilin nhận định: "Bất đồng lớn giữa Nga và phương Tây vẫn là số phận của Tổng thống Bashar al-Assad và vai trò của ông ta trong cuộc xung đột Syria. Giải pháp cho vấn đề này có thể là sẽ lập ra một cơ quan thỏa hiệp Syria, có sự tham gia của lực lượng đại diện cho chính sách của ông Assad, nhưng không có sự tham gia trực tiếp của ông ta. Và ở đây tất cả các bên phải nhượng bộ lẫn nhau. Người ta hy vọng rằng tiến trình đi đến thỏa thuận chung sẽ được tăng tốc”.
Theo ông Alexander Shumilin, đồng thời với việc tăng cường nỗ lực quân sự tại Syria, nhiệm vụ chính của Nga là thành lập được các tổ chức quyền lực có thể xây dựng thành công chính sách trong tương lai.
Minh Châu (Theo Sputnik)

Bình luận(0)