Hơn một thập kỷ sau khi al-Qaeda bắt cóc máy bay và biến nó thành một vũ khí giết người lợi hại vào ngày 11/9/2001,
một chiếc máy bay thương mại cỡ lớn, hoàn toàn không có tính năng tàng hình cũng đã dễ dàng biến mất.
Ngày 15/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, nước này tin rằng chiếc Boeing 777 đã bay thêm 7 giờ nữa trước khi hoàn toàn mất liên lạc vào ngày 8/3. Họ cũng tin rằng một trong những thành viên phi hành đoàn hoặc 1 hành khách trên máy bay đã vô hiệu hóa hệ thống truyền radar dân sự trên máy bay.
Chiếc máy bay dường như đã bay trở lại vùng biển Đông Nam Á, nơi có các hoạt động quân sự gắt gao và cũng là có tranh chấp lãnh thổ khá gay gắt, trước khi bay vòng về phía bắc Malaysia, sau đó hướng về phía Ấn Độ, mà không hề bị phát hiện, cảnh báo.
|
Khu vực nghi máy bay mất tích bị rơi. |
Trên thực tế, các nhà phân tích và các quan chức cho rằng, khu vực vùng trời trên biển và cả đất liền đã không thực sự được canh chừng cẩn trọng, hoặc có thể bị thiếu những thiết bị radar tinh vi.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, lỗ hổng phòng không ở khu vực Đông Nam Á cũng là vấn đề chung ở những khu vực đang phát triển, nơi các tranh chấp lãnh thổ không diễn ra gay gắt.
Phó Nguyên soái Không quân, nguyên phi công của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh và là cựu cố vấn an ninh của Anh tại Washington nói: “7 quốc gia trong khu vực phải thấy làm hổ thẹn vì đã để chiếc máy bay bay qua không phận của mình dễ dàng. Có quá nhiều bộ phim cũng như việc sử dụng tràn lan máy bay không người lái Predator tại Afganistan đã tạo cho chúng ta một ảo tưởng là chúng ta có thể kiểm soát mọi thứ. Trước sau gì bạn cũng sẽ phải trả giá cho sự ảo tưởng này”.
Quá đắt đỏ
Hệ thống giao thông hàng không phụ thuộc chủ yếu vào các thiết bị thu sóng trên khoang để theo dõi và kiểm soát máy bay. Và trong trường hợp chiếc máy bay mất tích này, chúng ta không thể phát hiện được do các thiết bị thu sóng đã bị tắt, khi nó bay qua khu vực từ Malaysia tới Việt Nam.
Trong khi các hệ thống quân sự đang bị hạn chế về phạm vi hoặc bỏ qua những máy bay mà họ cho rằng không có dấu hiệu nghi ngờ, họ thường bỏ qua các mối đe dọa tiềm ẩn trên. Đây là lý do được một quan chức cấp cao của Ấn Độ đưa ra khi giải thích lý do Boeing 777 đã không bị hệ thống quân sự lắp đặt trên bán đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, nơi đang diễn ra hành động tìm kiếm, phát hiện ra.
“Chúng tôi có rất nhiều hệ thống radar đang hoạt động tại đây, nhưng không thu được gì cả. Có thể hệ thống radar quân sự đã bỏ qua trường hợp này như mặc định”- Chuẩn Đô đốc Sudhir Pillai, tham mưu trưởng Ấn Độ ở Andamans và Nicobar Command nói.
Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng, Ấn Độ đã không vận hành hệ thống radar của mình mọi lúc, do vấn đề giá cả.
Chuyện nhà người khác
Lo lắng vì để lộ hệ thống phòng không kém cỏi được coi là nguyên nhân khiến việc hợp tác tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bị chậm lại, đặc biệt là việc hợp tác giữa Malaysia và Trung Quốc. Trung Quốc đã tung lực lượng quân sự của mình, gồm 10 vệ tinh do thám, nhiều tàu và máy bay vào trong nỗ lực tìm kiếm. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự phản ứng chậm trễ của Malaysia.
|
Các nỗ lực tìm kiếm vẫn diễn ra. |
Trong khi radar quân sự của Malaysia đã không thể tìm kiếm được chiếc máy bay mất tích, họ dường như cũng chả tìm cách khiến việc tìm kiếm được tiến hành nhanh chóng hơn. Sự thật hiển nhiên về chiếc máy bay bị mất tích khiến nhiều nhà phân tích ngạc nhiên, nhưng vụ việc này cũng chỉ ra rằng hệ thống radar quân sự và theo dõi trên toàn thế giới đang có lỗ hổng lớn.
“Thật khó để tìm ra lý do chính xác vì sao họ không phát hiện ra điều bất thường. Chiếc máy bay có thể đã bay ở độ cao thấp, nhưng các nhà quân sự đang tìm kiếm những mối đe dọa khác như một chiếc phi cơ quân sự bay với tốc độ cao chẳng hạn, nên việc của chiếc máy bay dân sự đã là “chuyện nhà người khác”- nghiên cứu viên cao cấp về sức mạnh không quân thuộc Học Viện dịch vụ Hoàng gia, London, Elizabeth Quintana nói.
Nhiều quan chức cho rằng, nếu sự việc xảy ra ở khu vực Bắc Mỹ hoặc châu Âu, nơi hệ thống radar quân sự và dân sự thường xuyên hoạt động để cảnh báo về khả năng bắt cóc máy bay hoặc có kẻ xâm nhập bất hợp pháp, chiếc máy bay có thể đã được phát hiện nhanh chóng hơn.
Vụ mất tích của chiếc máy bay Boeing 777 này có thể làm dấy lên mối lo ngại về sự thất bại của hoạt động giám sát tín hiệu radar. “Tôi cho rằng, có ít tình huống chúng ta thực sự cần bỏ qua khi quan sát tín hiệu radar”- một quan chức giấu tên của phương Tây cho biết.
Các máy bay quân sự của Mỹ và NATO vẫn thường xuyên phải tiếp những chiếc máy bay bí ẩn tiếp cận không phận của mình.
Chẳng có gì xảy ra trong đêm
Các nhà điều tra tin rằng, MH370 đã bay về phía Ấn Độ, Trung Á, hoặc có thể bay tới Nam Cực. Nếu thế đây là một chuyến bay tự sát, bởi khi máy bay hết nhiên liệu, nó sẽ nổ tung.
Vùng biển Nam Ấn Độ Dương là một trong những nơi xa xôi nhất hành tinh, nơi rất ít tàu bè và máy bay qua lại.
Các trạm radar dân sự của Australia chỉ mở rộng tầm hoạt động của mình tới 200 km, dù nó có thể theo dõi xa hơn. Lực lượng quân sự Australia cũng khó có thể phát hiện ra được một máy bay cố tình không phát sóng đang bay về phía nam để đưa ra cảnh báo.
Các vệ tinh quân sự của Mỹ đang theo dõi hầu hết mọi nơi trên thế giới kể cả những vùng biển xa xôi nhất, với mục đích chính là cảnh báo về những vụ phóng tên lửa đạn đọa từ tàu hoặc tàu ngầm. Quan chức Mỹ cho biết vệ tinh của họ không phát hiện ra dấu vết của một vụ nổ giữa không trung nào, nhưng cũng không nói rõ liệu các vệ tinh này có ghi nhận một vụ tai nạn nào khi hạ cánh tại khu vực nam Ấn Độ Dương hay không.
Trong khi đó, quan chức quân sự của Ấn Độ tại Andaman cho biết chẳng phát hiện ra điều gì bất thường, hoặc có thể điều đó vượt tầm kiểm soát của radar Ấn Độ. Đây là nơi mà các dấu hiệu cảnh báo thường ít hơn so với khu vực biên giới với Pakistan, nơi các radar được điều khiển và hoạt động liên tục. “Chúng tôi có radar, sử dụng chúng, luyện tập với chúng, nhưng đây không phải nơi mà chúng tôi cần cảnh giác cao độ. Với tôi, nơi đây thật yên bình”.