Sĩ quan Ukraine nói gì về cuộc chiến miền đông (kỳ 1)

Google News

(Kiến Thức) - Các sĩ quan của tiểu đoàn phòng vệ lãnh thổ số 12 cho biết họ không nhận được nhiều sự trợ giúp từ Quân đội Ukraine.

Trong biên chế của tiểu đoàn phòng vệ lãnh thổ Kiev số 12 có trung đội "đặc nhiệm". Chủ yếu đó là những người đàn ông đã đứng tuổi được gọi vào Quân đội Ukraine trong đợt tổng động viên thứ ba. Hầu như binh sĩ của trung đội này là sĩ quan. Vì vậy ở tiểu đoàn 12 mọi người gọi họ là “đặc nhiệm”.
Các chiến sĩ phục vụ ở “biên giới xa”– gần như là ngay trên tiền duyên, gần Schastiye. Họ đóng quân ở một trường học cũ của làng. Song họ làm mọi việc một cách đường hoàng và cao thượng– không tự ý xông vào đâu cả, mà thông báo mọi việc cho người dân địa phương và được sự đồng ý của họ. “Sự gặp gỡ của các nền văn hóa” ngày càng phát triển, và đến nay “quân đặc nhiệm” cứu giúp dân chúng địa phương khi mua của dân làng đang không một xu dính túi các sản phẩm của họ.
Phóng viên Evgeniy Shvets của tờ báo Ukraine LB  có dịp phỏng vấn với chỉ huy phân đội, thiếu tá Victor Rozhkov - người đã tốt nghiệp đại học kỹ thuật tăng Kiev và thượng úy Sergei Veretennikov - người tốt nghiệp trường sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành Tashkent (thủ đô Uzbekistan, nước cộng hòa thuộc Liên Xô, nay là quốc gia độc lập ở Trung Á). 
Thiếu tá Victor Rozhkov đã có những lời phê phán bộ Quốc phòng Ukraine. 
"Quân đội không trợ giúp gì chúng tôi"
Rozhkov: Ở đây cần những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật–t những quân nhân dự bị có đăng ký dự nhiệm, nhưng trên thực tế … Giá mà ở các phòng quân sự địa phương họ đã có trao đổi như anh biết làm gì, đã từng phục vụ tại ngũ ở đâu, thì mọi việc đã đơn giản hơn. Và đã không có cái mớ hổ lốn mà chúng tôi đang phải chịu.
Còn đây lại là chuyện khác: tôi là sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu và hiểu rất rõ phải xây dựng tuyến phòng ngự như thế nào, phải bố trí điểm đóng quân của trung đội ra sao– ai phải chiếm trận địa bên sườn phải, bên sườn trái, ai đảm bảo hậu cứ. Nhưng trên thực tế không có những cái đó. Và tôi đã yêu cầu tham mưu trưởng của chúng tôi nối liên lạc cho tôi với tham mưu Khu vực, để hỏi mấy câu. Tôi đã hỏi. Cứ như đâm đầu vào tường. Họ bảo: “Thế, nếu đã ghi như vậy, thì phải như vậy thôi”.
Chúng tôi được động viên đợt gần đây nhất. Từ tháng 3, tôi đã cố “xin được đến đâu đó”. Nhưng các phòng quân sự địa phương đơn giản là đã không động viên quân dự bị. Mãi đến tháng 8 thì tình hình mới có thay đổi.
 Thiếu tá Victor Rozhkov.
Veretennikov: Nói chung hồ sơ cá nhân của tôi đã bị mất. Tôi đã lục lọi tìm kiếm nó trong 3 ngày đêm mà không thấy.
Макс Rozhkov: “Thời bình” tôi làm giám đốc công ty sửa chữa ôtô. Tôi là sĩ quan dự bị, kỹ sư khai thác trang bị kỹ thuật bánh xích và bánh lốp. Gần một tháng trước tôi tròn 50 tuổi. Đây là cuộc chiến tranh thứ hai của tôi. Tôi đã phục vụ tại ngũ ở Afghanistan. Nghĩa là, tôi đến đây không phải để lấy giấy chứng nhận đã tham chiến hay vì huân huy chương, những thứ đó tôi đều có cả rồi. Tôi quan tâm hơn cả đến số phận của mọi người đang cùng tôi bây giờ. Để sao cho họ có được chức danh nhất định. Dù luật về những người tham gia chiến tranh và các hoạt động chiến đấu đã có từ đầu những năm 1990.
Các anh đang ở nơi biệt lập. và nếu như sẽ xảy ra gì đó …
Rozhkov: Anh muốn biết sự thật không? Mà sự thật là thế này, khi họ đưa ra tuyền phòng ngự thứ nhất– thứ hai, tôi không hiểu có ai ở đó có suy nghĩ gì không. Gần chúng tôi nhất ở một cánh là nhóm quân cỡ tiểu đoàn– chiến thuật cách 15 Km. Và chúng tôi không có liên lạc với họ. Ở phía kia cũng na ná như vậy. Và cũng không có liên lạc.
Chúng tôi ở biệt lập, nhưng ngày nào cũng nghe thấy tiếng súng. Đúng là hiện đạn chưa bay đến chúng tôi.
Veretennikov: Nhưng chúng tôi luôn sẵn sàng đối phó với tình huống đó. Nhờ sáng kiến của mình và do biết đàm phán, tạm cho là với chính quyền và các nhà kinh doanh địa phương, chúng tôi gần như đã hoàn thành một công sự boong ke.
Rozhkov: Nói thế này để anh hiểu: Toàn bộ sinh hoạt của chúng tôi– quần áo, chỗ ngủ, thức ăn không do Bộ Quốc phòng Ukraine cấp. Tất cả những cái đó là sự giúp đỡ tình nguyện. Quân phục, áp giáp chống đạn, mũ sắt là chúng tôi tự mua sắm. Chúng tôi chỉ được phát tiểu liên của quân đội.
Veretennikov pha trò: "Tôi thì người ta đã đề nghị tự mua súng tiểu liên, nhưng tôi đã cho rằng như thế thì không được lịch thiệp cho lắm".
Trang bị của quân nhân Ukraine hầu hết là do họ tự trang bị. 
Rozhkov: Nơi chúng tôi đang ở nguyên là thư viện– câu lạc bộ và trường học làng. Nó không còn nữa, trẻ em ở đây không đi học nữa. 
Veretennikov: Chúng tôi hỏi, vì sao lại như vậy, thì họ bảo chúng tôi: “Xung quanh xảy ra biết bao nhiêu chuyện, thì đến trường mà làm gì…”. Ở đây người ta chỉ xem một kênh truyền hình Rossiya24 của Nga. Khi mới đến, lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với dân, thì họ rất ngạc nhiên, vì sao chúng tôi không có móng guốc, sừng và đuôi. Họ sợ chúng tôi, sợ thật sự … Bây giờ thì họ nhận định khác, tất nhiên. Bởi vì chúng tôi mua mọi thứ của dân làng– pho mai tươi, sữa, trứng gia cầm. Mua chứ không cướp. Chúng tôi bảo họ: “Các ông bà mang ra chợ mà làm gì, mất thêm xăng xe? Hãy bán cho chúng tôi– chúng tôi mua đúng giá như các ông bà bán ở chợ”. Chúng tôi mua sữa giá 5 Grivna, mà họ giao sữa với giá 2,50. Mỗi quả trứng chúng tôi trả 1,3 Grivna, cho pho mai tươi– 18 Grivna, váng sữa cũng 18 Grivna.
Rozhkov: Nhưng chúng tôi không thể làm như vậy hàng ngày được. Chúng tôi có vấn đề nhất định với chuyện tiền nong. Bánh mì thì chúng tôi đặt ở cửa hàng, còn nước thì tự đi lấy ở nơi nguồn nước. 
Cung cấp của chúng tôi không phải là tử tế gì… nói chung Quân đội Ukraine chả có cung cấp gì. Nhờ các quan hệ cá nhân chúng tôi đề nghị chuyển cho chúng tôi pháo hiệu, pháo sáng. Nhưng người ta chỉ chở đến cho chúng tôi “dây thép gai” thôi. Mà dây thép gai thì cũ, rỉ, đứt liên tục.
Các máy thu phát vô tuyến điện mà anh thấy chúng tôi cầm ở tay là do các bạn tôi mua. Các tình nguyện viên mua cho chúng tôi máy quan sát tìm nhiệt mẫu mới nhất, phát hiện được xa 1.200 mét, giá nó trên mạng là 75 nghìn Grivna. Ống nhòm, ống quan sát đơn phóng đại 100 lần, thiết bị nhìn đêm cũng toàn họ mua cho cả.
Tiểu đoàn chúng tôi cần 20 điện thoại liên lạc qua vệ tinh– đó là liên lạc mã hóa. Tôi nghĩ là có thể tìm được những người có thể làm việc này với giá 100 nghìn Grivna. Bộ Quốc phòng liệu có thể cho phép mình như vậy? Thêm trả phí dịch vụ liên lạc, nhưng nhà mạng có thể giảm đi chút ít gì đó. Còn thì tôi vẫn báo cáo cấp chỉ huy qua điện thoại di động. Ý nghĩa ư? Liệu lữ đoàn trưởng có sẽ điện thoại di động cho tôi bảo: “Này, Victor thân mến, hãy rút ngay, xe tăng đang đến chỗ cậu đấy”?
Veretennikov: Mà thật sự chúng tôi chả có gì để chống lại trang bị kỹ thuật quân sự của địch cả.
Rozhkov: Tất nhiên là có vũ khí gì đó nhất định, nhưng để sử dụng nó một cách thành thục thì mỗi chiến sĩ phải được bắn đạn thật trên thao trường. Nếu không thì mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu.
Veretennikov: Mà đảm bảo công sự thì thật là kinh khủng. Có nhiều thứ, chúng lăn lóc và rữa nát ở các kho. Thậm chí ngay ở các kho của Khu vực chúng tôi. Giá mà họ chở đến cho chúng tôi không phải là 3 cuộn dây thép gai, và bây giờ chúng tôi cân nhắc chăng chúng ở chỗ nào … Đấy là thứ tối thiểu mà đáng ra người ta phải cấp cho chúng tôi. Nhưng họ chỉ mang đến ba cuộn. Tại sao lại chỉ 3 cơ chứ, mà không phải là 23?! Giá có như vậy thì chúng tôi đã làm hàng rào, đã cho anh em chăng dây thép gai bùng nhùng. Nói gì đến pháo sáng. Thời Liên Xô chúng được coi là vật tư tiêu hao! Chúng tôi đã thử xin cấp máy ngắm vạn năng nhìn đêm cho súng bộ binh nhưng cũng không có.
Nhưng chúng tôi không kêu ca phàn nàn gì, vì vậy người ta phái chúng tôi đến những nơi thú vị các kiểu.
Bếp ăn của binh sĩ Ukraine. 
Rozhkov: Liệu các tình nguyện viên còn cung cấp tất cả các thứ cho chúng tôi bao lâu nữa?!
Veretennikov: Thật là điều ngớ ngẩn, khi mà chiến sĩ ra trận bảo vệ Tổ quốc, còn cả nhà phải cắt điện thoại, suốt ngày vào diễn đàn mạng Internet để tìm cách trang bị cho cậu ta. Điều đó thật nực cười, nếu như không phải là đáng buồn. Mũ sắt! Lạy trời, giá tăng 2– 3 lần. Mũ sắt Italy từng bán với giá 1.500 Grivna, một thời gian sau tăng đến 3.800!
Rozhkov: Vấn đề chính “các biện pháp đang được tiến hành” là ở chỗ khác– chúng tôi không muốn về nhà, khi mà một phần các tỉnh Donetsk và Lugansk vẫn nằm trong tay những kẻ ly khai. Chúng tôi sẽ ngượng không dám nhìn vào mắt mọi người. Bởi vì họ sẽ hỏi– các anh đã làm gì ở đó? Phải, chúng tôi muốn hòa bình– đó không phải là câu hỏi; chúng tôi không muốn người ta tiếp tục giết chết trẻ em, phụ nữ và người già– nạn nhân đã quá nhiều rồi, nhưng … Và tôi thậm chí không muốn gọi tất cả những cái này bằng từ “ATO” (Chiến dịch chống khủng bố của Ukraine). Đây là chiến tranh. Dù đó là nội chiến, dù nó là cuộc chiến nửa vời, thì vẫn là chiến tranh thực, nơi người ta giết người.
Chiến tranh đã bắt đầu với các anh khi nào?
Veretennikov: Lần đầu tiên chúng tôi bị bị bắn phá là ở gần núi Vesiolaya hôm 03/9. Đêm hôm đó chúng tôi bị nện một trận nên thân. Đến sáng 04 thì căn cứ của tiểu đoàn ở Dmitrovka bị cháy sạch. Tất cả đồ đạc, và giấy tờ– giấy phép lái xe và giấy tờ tùy thân của chúng tôi cháy hết. Chúng tôi đã không mang gì theo khi đi làm nhiệm vụ.
Có thực các anh toàn là sĩ quan?
Rozhkov: Cũng có chiến sĩ, rất ít. Chủ yếu đúng là sĩ quan. Trong đó khoảng 50% là “xịn”. Người thì là sĩ quan đã phục vụ tại ngũ, người thì đã tốt nghiệp trường sĩ quan.
Và với bất cứ ai cũng có thể tìm thấy tiếng nói chung. Cái chính là phải làm việc đó trực tiếp, hàng ngày. Và cũng không có phương án khác. Hôm nay người ta đưa binh lính ở Kherson đi– mà họ thì không muốn. Họ nói: “Chúng tôi đã rất dễ chịu khi ở với các anh”. Có gì đâu, cứ 7 giờ sáng là đã được ăn, mà ăn toàn đồ nóng.
Veretennikov: Tiếc là gọi động viên ít sĩ quan đã qua đào tạo cấp chiến dịch– chiến thuật. Số có trình độ chuyên môn kỹ thuật về tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới đếm trên đầu ngón tay. Rất ít người có kinh nghiệm thực tế chỉ huy trung đội, đại đội. Nếu anh hỏi câu như vậy với các sĩ quan ban tham mưu của tiểu đoàn chúng tôi, anh sẽ rất ngạc nhiên đấy.

(Còn tiếp)

Nguyễn Vũ

Bình luận(0)