Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa đến Warsaw vào tuần trước để đảm bảo với các đồng minh NATO ở phía Đông sẽ có sự hỗ trợ từ Mỹ. Nhưng nếu Nga tiến hành các bước tiến chống lại Ba Lan ở biển Baltic liệu Mỹ có sẵn sàng tham chiến với Nga?
Tổng thống Obama trước đó đã bác bỏ việc Mỹ có hành động quân sự tại Ukraine. Mỹ không có nghĩa vụ phải thực hiện hành động chống lại Nga trong việc nước này sát nhập Crimea. Mỹ cũng sẽ không tham chiến nếu Nga thực hiện cuộc can thiệp quân sự lớn vào Ukraine để lập lại một chính phủ thân Nga. Mỹ cũng sẽ không gửi lính tới Ukraine trong trường hợp nước này bị chia cắt hoặc sát nhập và Nga. Mỹ cho thấy bộ mặt của mình khi nước này không có lợi ích gì ở Ukraine.
|
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
|
Tuy nhiên, các đồng minh NATO lại là câu chuyện khác, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương nêu rõ một cuộc tấn công vũ trang chống lại một thành viên của hiệp ước này sẽ được coi là cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên khác. Đây là một đường giới hạn đỏ rõ ràng. Lần duy nhất, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương từng được thực thi trước đây là sau sự kiện 11/9/2001 khi hầu hết các nước NATO đã gửi quân tới trợ giúp Mỹ tại Afghanistan và Iraq.
Liệu khủng hoảng hiện nay tại Ukraine có mở rộng tới NATO. Tình hình tại Ukraine đã được ví như việc Đức sát nhập Áo vào năm 1938 và dẫn tới việc chia cắt Tiệp Khắc. Theo Natinal Interest, bà Hillary Clinton đã ví "Tổng thống Nga Vladimir Putin với Adolf Hitler. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ví ông Obama vào vai trò của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain với sự thất bại của ông này khi không đạt được mục tiêu hòa bình tại Munich".
Chiến tranh Thế giới thứ 2 bắt đầu bằng việc Warsaw chống lại Berlin trong việc Đức sát nhập Corridor – một vùng đất nhỏ hơn Crimea hiện nay. Đức khi đó đã phản ứng bằng việc xâm lược Ba Lan. Anh và Pháp đã cam kết sẽ bảo vệ độc lập của Ba Lan. Hai ngày sau khi Đức xâm lược Ba Lan, Anh và Pháp đã tuyên bố chiến tranh với Đức. Trong thông điệp chiến tranh của mình, Thủ tướng Anh khi đó, ông Neville Chamberlain cho biết các hành động của Hitler cho thấy không có hi vọng Hitler sẽ ngừng lại trừ khi có các hành động được tiến hành để chống lại.
Nếu kịch bản tương tự xảy ra với Nga và Mỹ trong tương lai gần, liệu Mỹ có tôn trọng đảm bảo an ninh cho Ba Lan và các nước Baltic?
|
NATO
|
Ông Biden trong chuyến thăm của mình đã nói với Tổng thống Toomas Ilves của Estonia rằng Mỹ quyết tâm tuân thủ hiệp ước Bắc Đại Tây Dương: “Tổng thống Obama và tôi cho rằng Hiệp ước NATO là một cam kết quan trọng và chúng tôi tôn trọng”.
Trước đó, Moscow bày tỏ sự quan ngại đối với việc người thiểu số Nga bị phân biệt đối xử tại Estonia. Dân số của Estonia có khoảng 25% người Nga, còn con số này ở Ukraine là 17%. Phần lớn người Nga ở Estonia sống ở phía Bắc và phía Đông nước này.
Các chuyên gia phương Tây cho rằng, giả sử, biểu tình chống người Nga bộc phát ở Estonia. Liệu Mỹ sẽ làm gì nếu Moscow viện cớ nghĩa vụ phải bảo vệ những người Nga này và đưa họ về với Tổ quốc? Liệu Tổng thống Obama có thực hiện lệnh trừng phạt quân sự đối Nga vì một đất nước nhỏ và ở xa? Kịch bản liệu có giống với vùng Corridor năm 1939 của Ba Lan? Chiếu theo tiền lệ Ukraine, điều này rất khó xảy ra.
Ông Biden trong chuyến thăm của mình đã nhắc lại hai lần về việc Mỹ tôn trọng hiệp ước NATO. Tuy nhiên trong điều khoản 5 của hiệp ước NATO, việc thực hiện các hành động cần thiết có thể bao gồm cả sử dụng lực lượng vũ trang. Vì vậy, Mỹ có thể dễ dàng phủi tay khi cho rằng việc sử dụng hành động vũ trang là không cần thiết và Nhà Trắng lại có thể rút về đằng sau tiền tuyến như đã làm ở Syria. Các cuộc đối thoại hoặc các lệnh trừng phạt có thể được thực thi theo đường lối thương mại nhưng Estonia vẫn sẽ chịu thiệt thòi như mất một vùng lãnh thổ. Và điều đó cũng đồng nghĩa là dấu chấm hết cho NATO – một đối trọng quan trọng của Moscow. Ván cờ của ông Putin sẽ khó chỉ dừng lại ở Crimea.